I- ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN NGÂN
4. Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động cho vay ngắn hạn của
các ngân hàng trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế
4.1. Cơ hội đối với các ngân hàng trong nước
Tham gia vào hội nhập quốc tế và khu vực, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng nƣớc ngoài đầy tiềm lực ngay tại sân nhà.Trong cuộc cạnh tranh ấy, các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc có lợi thế so với các ngân hàng nƣớc ngoài thể hiện ở những khía cạnh sau:
Các ngân hàng chiếm lĩnh phần lớn thị trƣờng tài chính trong nƣớc, hầu hết các doanh nghiệp cũng nhƣ cá nhân là khách hàng gửi tiền và vay vốn của ngân hàng. Do đó có thể nói chúng ta có nhiều khách hàng hơn các ngân hàng nƣớc ngoài mới gia nhập thị trƣờng Việt Nam. Nói cách khác thị phần của các ngân hàng trong nƣớc là rất lớn.
65
Bảng 11: Thị phần các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam năm 2006
Loại hình ngân hàng Tỷ trọng cho vay nền kinh tế (%)
Tỷ trọng huy động vốn (%)
Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc 63.49% 68.67%
Ngân hàng chính sách xã hội 3.48% 0.21%
Ngân hàng cổ phần 21.16% 21.79%
Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 8.04% 7.07%
Ngân hàng liên doanh 1.25% 1.04%
Phi ngân hàng 1.18% 0.22%
Qũy tín dụng 1.4% 1%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà nước năm 2006)
Theo thống kê của NHNN tính đến ngày 31/12/2006, NHTMNN và ngân hàng thƣơng mại cổ phần chiếm thị phần huy động vốn lên tới 90.46% , và chiếm tỷ trọng cho vay cũng lên tới 84.65% trong toàn ngành. Đây rõ ràng là một lợi thế lớn của các ngân hàng trong nƣớc so với ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng liên doanh.
Ngoài ra các ngân hàng còn có sự hiểu biết sâu sắc tâm lý, phong tục tập quán, thu nhập, văn hoá – xã hội của khách hàng, những thành viên tham gia thị trƣờng tài chính. Đây có thể xem là một lợi thế mà các ngân hàng nƣớc ngoài khó có thể thâm nhập.
Từ những lợi thế này, các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc sẽ có những cơ hội sau khi tham gia hội nhập quốc tế:
Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra biện pháp tăng cƣờng ngăn ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của các ngân hàng trong các giao dịch tài chính quốc tế. Đồng thời, các ngân hàng có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so
66
sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài.
Sự tham gia của các ngân hàng nƣớc ngoài buộc hệ thống chính sách pháp luật phải hoàn thiện và minh bạch hơn, điều này tạo thuận lợi cho các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng.
Để có thể tồn tại đƣợc trong điều kiện hội nhập, buộc các ngân hàng trong nƣớc phải tự cải thiện mình, chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phát triển các dịch vụ mới để cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng nƣớc ngoài.
4.2. Những thách thức mà các ngân hàng trong nước phải đối mặt khi tham gia hội nhập tham gia hội nhập
Bên cạnh những cơ hội nhƣ đã nói ở trên, các ngân hàng trong nƣớc cũng gặp không ít những khó khăn khi nƣớc ta mở cửa hội nhập quốc tế ngân hàng.
Thứ nhất, năng lực tài chính của các ngân hàng nội địa còn rất non yếu. Theo dự đoán của VAFI- Hiệp hội các nhà đầu tƣ Tài chính Việt Nam, quy mô trung bình của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 5 năm tới chỉ vào khoảng 100 triệu USD/ngân hàng, đây là khoảng cách rất xa so với mức trung bình 1-2 tỷ USD/ ngân hàng ở các nƣớc trong khu vực. Do đó, khó có thể cho vay trên quy mô lớn và rộng.
Thứ hai là vấn đề công nghệ. Các ngân hàng nƣớc ngoài vƣợt khá xa về trình độ công nghệ ngân hàng với các hệ thống máy móc thiết bị cũng nhƣ các ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân hàng.
Thứ ba là trình độ quản lý, yếu tố này liên quan đến vấn đề nhân sự. Việt Nam còn thiếu rất nhiều các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này không những đáng lo ngại cho các ngân hàng nội địa trong vấn đề quản lý ngân hàng mà còn là nguy cơ cạnh tranh nhân lực giữa các
67
ngân hàng sẽ đẩy chi phí tiền lƣơng, tiền công lao động lên cao. Các ngân hàng trong nƣớc sẽ gặp khó khăn và phải đối mặt với sự chảy máu chất xám.
Những thách thức này không chỉ là khó khăn riêng của hệ thống ngân hàng Việt Nam mà còn là tình trạng chung của các nƣớc đang phát triển. Chúng ta đã chấp nhận bƣớc vào sân chơi toàn cầu nên chúng ta không còn cách nào khác phải đối mặt và vƣợt qua. Muốn nhƣ vậy trong thời gian tới các ngân hàng Việt Nam phải nỗ lực hơn rất nhiều để có thể thích ứng với sân chơi này.