II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH
2. Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Tây Hà Nội
2.1. Những kết quả đạt được
Để đánh giá đƣợc chính xác kết quả đạt đƣợc của một chi nhánh thành lập chƣa đƣợc bao lâu là một điều khá khó khăn bởi thời kỳ đầu Chi nhánh còn thiếu thốn về trang thiết bị vật chất, khách hàng quen chƣa nhiều, tỷ trọng nguồn vốn chƣa lớn…Tuy nhiên, bƣớc đầu Chi nhánh Tây Hà Nội cũng đã đạt đƣợc một số thành quả đáng kể sau:
48
Nguồn vốn huy động không ngừng tăng qua các năm, đây là một thuận lợi lớn đối với công tác cho vay của Chi nhánh.
Ngân hàng đã từng bƣớc chuyển dịch các khoản vay sang nhóm khách hàng lớn và đầy tiềm năng là các DNNQD, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp này ngày càng nhiều hơn, thể hiện qua tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ và sự tăng trƣởng tỷ trọng dƣ nợ DNNQD trong tổng dƣ nợ. Đây đƣợc xem là chính sách đúng đắn của ngân hàng và rất phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập (do ngày càng có nhiều các DNNN tiến hành cổ phần hoá).
Tỷ lệ nợ quá hạn nói chung và tỷ lệ nợ xấu của các khoản tín dụng đều thấp hơn so với mục tiêu đề ra của chi nhánh và kế hoạch của Ngân hàng
NO&PTNT TW. Các khoản nợ quá hạn vẫn trong tầm kiểm soát của Ngân
hàng, mức tăng trƣởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tƣơng đối ổn định. Sở dĩ có đƣợc kết quả nhƣ trên là nhờ sự chỉ đạo sâu sát trong hoạt động tín dụng của Ban lãnh đạo Ngân hàng, từ việc ban hành các văn bản về lãi suất, quyền phán quyết cho tới việc triển khai và thƣờng xuyên chấn chỉnh việc thực hiện các quy định đó.
2.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc rất khả quan, hoạt động tín dụng tại chi nhánh Tây Hà Nội còn mắc phải không ít những thiếu sót, hạn chế :
Chƣa có chiến lƣợc nguồn vốn hợp lý: quy chế, quy trình nghiệp vụ huy động vốn chƣa thống nhất, do đó công tác điều hành về nguồn vốn có nơi có lúc còn lỏng lẻo, bị động dẫn đến mất thị trƣờng, mất khách hàng.
Về hình thức huy động vốn: Tuy ngân hàng đã có thêm nhiều hình thức huy động vốn nhƣng các hình thức đó chƣa thật đa dạng, phong phú, phần lớn là các hình thức truyền thống, chƣa thực hiện đƣợc các dịch vụ trọn gói trong khi tốc độ phát triển nhanh chóng các hoạt động của ngân hàng điện tử, hệ thống thanh toán, rút tiền gửi tự động, dịch vụ ngân hàng tại nhà không còn xa lạ với ngƣời dân nữa. Mạng lƣới huy động vốn tuy đã đƣợc mở rộng nhƣng
49
phong cách phục vụ, tác phong giao tiếp của các nhân viên ngân hàng chƣa thực sự khẳng định “Khách hàng là thƣợng đế”
Hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh chƣa thực sự cao, chỉ có hơn một nửa số vốn huy động đƣợc tận dụng. Tình trạng ứ đọng vốn sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh thấp, do vốn huy động không đƣợc sử dụng tối đa mà vẫn phải trả lãi cho các khoản vốn đó.
Chất lƣợng tín dụng cũng có những dấu hiệu xấu, các khoản nợ xấu không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt lại chủ yếu rơi vào nợ ngắn hạn (nguồn thu chủ yếu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng).
DNNQD đang là khách hàng mục tiêu của ngân hàng nhƣng các khoản nợ xấu lại phần lớn rơi vào khách hàng này. Điều này chứng tỏ công tác thẩm định chƣa đƣợc thực hiện một cách kỹ càng dẫn đến xác định đối tƣợng đầu tƣ không phù hợp.
Công tác tiếp thị tìm kiếm doanh nghiệp hiệu quả còn hạn chế, cán bộ tín dụng chƣa chủ động tìm kiếm khách hàng.
2.3. Nguyên nhân của các hạn chế
2.3.1. Từ phía các doanh nghiệp
Hạn chế về vốn: Các doanh nghiệp Việt Nam có một đặc thù là nguồn vốn chủ sở hữu rất thấp, phần lớn vốn kinh doanh đều phải vay từ ngân hàng, chính điều này đã đặt ngân hàng phải đối đầu với rủi ro cao khi cho các doanh nghiệp vay vốn. Có thể nói kết quả kinh doanh của ngân hàng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp gặp rủi ro hay có nguy cơ phá sản thì điều đó có nghĩa là khả năng mất vốn của ngân hàng sẽ rất cao.
Hạn chế về năng lực quản lý: Việt Nam từ một nƣớc phong kiến đi lên, tuy đã trải qua hơn 20 năm đổi mới nhƣng tƣ tƣởng lạc hậu, trì trệ, tác phong quản lý kém vẫn có phần in sâu vào con ngƣời. Điều đó khiến cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNN gặp rất nhiều khó khăn trong khâu quản lý.
50
Hiện này khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, chúng ta phải cạnh tranh với rất nhiều các doanh nghiệp nƣớc ngoài, thì yếu kém về quản lý càng dễ gây ra rủi ro đối với các doanh nghiệp cũng nhƣ đối với ngân hàng.
Số liệu tài chính của doanh nghiệp không trung thực: Một thực tế đang tồn tại lâu nay là tình trạng các doanh nghiệp vay vốn luôn đối phó với các ngân hàng thông qua việc cung cấp các báo cáo tài chính không trung thực, mặc dù các số liệu này đã đƣợc cơ quan chức năng kiểm duyệt. Các chuẩn mực kế toán đã đƣợc ban hành nhƣng phần lớn các doanh nghiệp vẫn chƣa nghiêm túc thực hiện. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến đƣa ra các quyết định cho vay không đúng đắn, nguy cơ mất vốn cao.
2.3.2. Từ phía Chi nhánh
Năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng còn hạn chế, chƣa nắm bắt, dự đoán kịp thời thông tin về thị trƣờng, về doanh nghiệp vay vốn. Hơn nữa chƣa có sự chuyên môn hoá, mỗi cán bộ tín dụng phải làm việc với rất nhiều loại hình khách hàng với đủ các ngành nghề khác nhau, điều này gây khó khăn cho các cán bộ trong việc tìm hiểu loại hình kinh doanh.
Công tác thẩm định chƣa đƣợc coi trọng. Ngân hàng chƣa có một văn bản pháp lý cụ thể về các quy trình này, dẫn đến việc cán bộ tín dụng phải thực hiện theo kinh nghiệm của mình, do đó đôi khi có nhiều bƣớc trong quá trình thẩm định bị bỏ qua làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng thẩm định tín dụng tại ngân hàng.
Trong quá trình phân tích các thông tin tài chính, công tác thẩm định mới chỉ dừng lại đơn thuần ở việc đánh giá, so sánh các chỉ tiêu chứ chƣa có đƣợc hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, hay rất khó có đƣợc tình hình hoạt động của đơn vị khác cùng loại hình để tiến hành so sánh.
Việc quản lý, đôn đốc thu hồi nợ chƣa đƣợc chặt chẽ. Các cán bộ nhiều khi còn mang nặng tƣ tƣởng chỉ cần làm thế nào để ngân hàng có thật nhiều
51
khách hàng vay vốn, nên sau khi đã tiến hành giải ngân đã không đôn đốc việc thu hồi nợ.
Chƣa sử dụng tốt chiến lƣợc Marketing ngân hàng, nên lƣợng khách hàng còn hạn chế, không tận dụng hết đƣợc nguồn vốn đã huy động. Cán bộ tín dụng chƣa chủ động tìm kiếm khách hàng, và cũng chƣa có các biện pháp thích hợp để thu hút các khách hàng.
2.3.3. Các nhân tố khách quan khác
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng ngân hàng: Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các ngân hàng thƣơng mại lớn nhỏ cùng hoạt động: các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, hay các ngân hàng nƣớc ngoài với tiềm lực tài chính lớn mạnh. Hệ thống các ngân hàng này không ngừng đƣa ra các chính sách để thu hút khách hàng. Chi nhánh Tây Hà Nội là một chi nhánh còn rất non trẻ, lại hoạt động trên địa bàn có rất nhiều các ngân hàng (nhƣ ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển…) nên gặp khó khăn rất nhiều trong việc cạnh tranh. Điều này đòi hỏi Chi nhánh phải không ngừng nỗ lực, kinh doanh có hiệu quả đem lại niềm tin cho khách hàng, đồng thời đƣa ra đƣợc các chính sách và giải pháp thu hút các khách hàng tiềm năng.
Môi trƣờng pháp lý không thuận lợi
Hệ thống văn bản ban hành liên quan đến hoạt động ngân hàng chƣa đồng bộ và chƣa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, có rất nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn với nhau giữa các văn bản dƣới luật…Có thể đƣa ra một dẫn chứng cụ thể là: Thể lệ tín dụng ngắn hạn là văn bản cốt lõi do Thống đốc NHNN ban hành dƣới dạng quyết định, trong khi đó thể lệ cho vay đối với hộ sản xuất chỉ là một bộ phận của tín dụng trung và dài hạn thì lại đƣợc ban hành dƣới hình thức văn bản cao hơn là Nghị định của chính phủ và NHNN ban hành thông tƣ hƣớng dẫn.
52
Qua đó, có thể thấy hoạt động của Chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng và của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung còn gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hƣởng lớn đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên trong một tƣơng lai không xa, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kèm theo đó là việc kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp sẽ củng cố và làm nâng cao hơn chất lƣợng tín dụng đặc biệt là chất lƣợng tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh Tây Hà Nội, cũng nhƣ của toàn hệ thống ngân hàng.