Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGribank) chi nhánh tây hà nội giải pháp phát triển (Trang 42 - 45)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH

1. Thực trạng cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Tây Hà Nội

1.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn và cho vay luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Có huy động vốn tốt mới có nguồn để cho vay và ngƣợc lại mở rộng và nâng cao chất lƣợng sử dụng vốn thì huy động mới có hiệu quả. Ngay từ đầu Chi nhánh xác định nguồn vốn có ý nghĩa quyết định đến việc kinh doanh, do vậy đã quán triệt tới từng cán bộ, từng Chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc chủ động tiếp cận khách hàng là dân cƣ, các tổ chức kinh tế. Chi nhánh luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dƣới mọi hình thức để đảm bảo quy mô nguồn vốn tăng trƣởng theo kế hoạch:

Thực hiện tốt các đợt chỉ đạo huy động vốn của TW nhƣ: Tiết kiệm dự thƣởng bằng vàng, huy động dự thƣởng Agribank Cup 2006, tiết kiệm trung, dài hạn trả lãi trƣớc…

Theo dõi biến động lãi suất huy động trên thị trƣờng để có hƣớng điều chỉnh lãi suất kịp thời phù hợp hơn.

37

Tiếp cận với một số đơn vị nhƣ: Bảo hiểm xã hội, Trung tâm phát triển Quỹ đất, Ban quản lý các dự án trọng điểm Thành phố Hà Nội nhằm thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cƣ trong việc chi trả tiền đền bù.

Kết quả là nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng qua các năm, ta có thể thấy rõ điều này qua cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh (từ 2005- 2007)

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn Agribank- Chi nhánh Tây Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền trọng % tỷ % thay đổi Số tiền trọng % tỷ % thay đổi Số tiền trọng % tỷ % thay đổi TG dân cƣ 1016 38% 1425 52% 40,26% 1438 41% 0,91 % TG các TCKT 373 14% 1123 41% 201,07% 1169 33% 4,09 % TG các TCTD 964 36% 203 7% (78,94%) 933 26% 359,6 % TG khác 320 12% 0 0% (100%) 0 0% 0%

(Nguồn: Theo báo cáo kết quả kinh doanh các năm Chi nhánh Tây Hà Nội)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy khu vực tiền gửi dân cƣ và tiền gửi các tổ chức kinh tế luôn tăng lên qua các năm, trong khi đó tiền gửi các tổ chức tín dụng và tiền gửi khác lại có xu hƣớng giảm, đặc biệt tiền gửi khác đã không còn từ năm 2006. Điều này đƣợc giải thích bởi rất nhiều nhân tố nhƣ do ảnh hƣởng của nền kinh tế, tình hình lạm phát, do ý muốn tiêu dùng hay tiết kiệm của ngƣời dân. Một nhân tố đặc biệt quan trọng khác nữa đó chính là

38

lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng, lãi suất càng cao thì lƣợng vốn huy động càng lớn. Để giải thích cho sự thay đổi của các khoản tiền gửi qua các năm, ta có thể nghiên cứu bảng lãi suất tiền gửi của chi nhánh từ năm 2005- 2007 nhƣ sau:

Bảng 2: Lãi suất tiền gửi bình quân từ 2005-2007

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

TG dân cƣ 0,68% 0,67% 0,62%

TG các TCKT 0,65% 0,68% 0,7%

TG các TCTD 0,7% 0,69% 0,84%

(Nguồn: Theo báo cáo kết quả kinh doanh các năm)

Tiền gửi dân cƣ luôn tăng lên qua các năm nhƣng tốc độ tăng không nhiều và không đều do lãi suất huy động tiền gửi dân cƣ có xu hƣớng giảm dần. Năm 2007 tiền gửi dân cƣ chỉ tăng một lƣợng rất nhỏ (tăng 13 tỷ) so với năm 2006, điều này đƣợc giải thích nhƣ sau: Năm 2007, Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO, điều này cũng có nghĩa là đầu tƣ trực tiếp, đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài tăng mạnh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bất động sản khiến nhu cầu đầu tƣ của ngƣời dân tăng đáng kể. Năm 2007 là năm đánh dấu sự phát triển vƣợt bậc của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, đã thu hút một lƣợng lớn vốn đầu tƣ của các tổ chức, các doanh nghiệp và đặc biệt là các cá nhân.

Do lãi suất huy động vốn đối với các tổ chức kinh tế liên tục tăng nên tiền gửi của khu vực này cũng không ngừng tăng. Đặc biệt năm 2006 đánh dấu một bƣớc đột phá tăng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, chỉ trong một năm tăng 201,07%.

Các tổ chức tín dụng luôn là thành phần kinh tế có lãi suất huy động tiền gửi cao nhất, nhƣng tiền gửi của các tổ chức này lại không chiếm ƣu thế

39

nhất trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, mặt khác lại biến động rất thất thƣờng. Năm 2006, lƣợng tiền này giảm một cách đáng kể so với 2005 (giảm 78,94%) nhƣng sang năm tiếp theo lại tăng đột biến (tăng 359,6%) chiếm tới 26% trong cơ cấu nguồn vốn.

Tuy nhiên có một điều nhận thấy khá rõ qua bảng cơ cấu nguồn vốn trên là, cho dù tỷ trọng tiền gửi của các thành phần kinh tế có thay đổi nhƣ thế nào thì tiền gửi dân cƣ vẫn luôn chiếm đa số, điều đó cho thấy ngân hàng chiếm vai trò khá quan trọng trong đời sống của dân cƣ, có thể xem là một kênh đầu tƣ thu lãi khá hấp dẫn. Hơn thế nữa, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển, quy mô của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng vẫn chƣa đủ lớn để là lực lƣợng chủ yếu cho nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGribank) chi nhánh tây hà nội giải pháp phát triển (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)