I- ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN NGÂN
2. Tính tất yếu hội nhập quốc tế về ngân hàng
Với sự phát triển mạnh mẽ của tự do hoá thƣơng mại, của quá trình toàn cầu hoá nhƣ hiện này, thì việc ngành ngân hàng hội nhập sẽ là điều tất yếu. Tính tất yếu đó thể hiện ở những khía cạnh sau:
Trƣớc xu thế toàn cầu hoá, các quan hệ xuất nhập hàng hoá dịch vụ, đầu tƣ, chuyển giao công nghệ giữa các nƣớc ngày càng tăng đòi hỏi các quan hệ về tài chính, tiền tệ giữa các nƣớc ngày một nhiều hơn. Các quan hệ quốc tế khó có thể thực hiện đƣợc nếu hệ thống tài chính của các quốc gia tách rời nhau. Chỉ trên cơ sở một nền tài chính, tiền tệ đƣợc tự do hoá và hội nhập thì mới cho phép mỗi nƣớc phát triển quan hệ kinh tế với các nƣớc khác thuận lợi. Một quốc gia muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì phải coi hội nhập tài chính, ngân hàng là một nội dung quan trọng vì nó là phƣơng tiện thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập tài chính, ngân hàng là điều kiện để hỗ trợ cho sự phát triển của thị trƣờng tài chính tiền tệ trong nƣớc. Điều này thể hiện ở chỗ mở cửa thị trƣờng tài chính có tác dụng làm tăng khả năng thanh toán và hiệu suất của thị trƣờng vốn trong nƣớc. Khi thị trƣờng vốn phát triển và có khả năng thanh toán cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ, các trung gian tài chính, ngân hàng mở rộng và phát triển các nghiệp vụ, cải thiện các danh mục đầu tƣ.
Hơn nữa sự cạnh tranh gay gắt khi hội nhập sẽ thúc đẩy các ngân hàng trong nƣớc không ngừng nâng cao công nghệ, năng lực quản lý cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của mình.
Hội nhập quốc tế ngân hàng còn có tác dụng thúc đẩy và duy trì hệ thống chính sách tài chính tiền tệ lành mạnh, bởi khi chúng ta đã là một bộ
61
phận của nền kinh tế thế giới thì chúng ta cũng phải tuân theo các quy luật của nó, đặc biệt là các quy luật về pháp lý. Nếu các chính sách của ta không minh bạch, lòng tin của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ bị suy giảm, dẫn đến tình trạng rút vồn ồ ạt, gây tổn thất lớn đối với nền kinh tế. Áp lực của hội nhập sẽ giúp các nƣớc đang phát triển phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, giám sát và phòng ngừa rủi ro, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về kế toán, nâng cao chất lƣợng quản lý thông tin, tạo ra cơ sở hạ tầng tài chính tốt cho nền kinh tế. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy, các ngân hàng trong nƣớc sẽ giảm thiểu tối đa về rủi ro tín dụng do những nguyên nhân trên gây nên.