6. Kết cấu luận văn
3.2.3. Hoàn thiện phƣơng pháp phân tích
Trong quá trình phân tích tài chính, các chuyên viên phân tích cần phải áp dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để đạt đƣợc kết quả chính xác đáp ứng đƣợc mục tiêu phân tích. Hiện tại công ty đang áp dụng phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp cân đối trong phân tích các chỉ số tài chính. Tuy nhiên, để hoàn thiện phƣơng pháp phân tích tài chính, công ty có thể áp dụng đa dạng phƣơng pháp phân tích để nhận diện tình hình ở nhiều khía cạnh hơn. Tác giả gợi ý một số phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp chung: Công ty cần xác định trình tự bƣớc đi và những nguyên tắc cần phải quán triệt khi tiến hành phân tích một chỉ tiêu kinh tế nào đó.Phải phân tích đi từ chung đến riêng và phải đo lƣờng đƣợc sự ảnh hƣởng và phân loại ảnh hƣởng. Tất cả các điểm nêu trên chỉ đƣợc thực hiện khi kết hợp chúng với việc sử dụng một phƣơng pháp cụ thể. Ngƣợc lại các phƣơng pháp cụ thể muốn phát huy tác dụng phải quán triệt yêu cầu của phƣơng pháp chung.
Các phƣơng pháp cụ thể. Đó là những phƣơng pháp phải sử dụng những cách thức tính toán nhất định. Trong phân tích tình hình tài chính, cũng nhƣ phạm vi nghiên cứu của luận văn, em xin đƣợc đề cập một số phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp so sánh: Công ty dùng phƣơng pháp so sánh để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Công ty cần phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh đƣợc các chỉ tiêu tài chính. Nhƣ sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu thì công ty cần sử dụng số gốc để so sánh (trị số của chỉ tiêu kỳ trƣớc) và nên lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tƣơng đối hoặc số
bình quân. Kỳ phân tích đƣợc lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch. Gốc so sánh đƣợc chọn là gốc về thời gian hoặc không gian. Trên cơ sở đó, nội dung của phƣơng pháp so sánh bao gồm: So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trƣớc để đánh giá sự tăng hay giảm trong hoạt động kinh doanh của công ty và từ đó có nhận xét về xu hƣớng thay đổi về tài chính của công ty. So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của công ty với số liệu trung bình của ngành, của công ty khác để thấy mức độ phấn đấu của công ty mình là đƣợc hay chƣa đƣợc. So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy đƣợc sự thay đổi về lƣợng và về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian.
Phƣơng pháp cân đối: Công ty sử dụng phƣơng pháp này để mô tả và phân tích các hiện tƣợng kinh tế mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng. Công ty có thể kết hợp phƣơng pháp cân đối với phƣơng pháp so sánh để đánh giá toàn diện về tình hình tài chính.
Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ: Công ty có thể áp dụng phƣơng pháp này để khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính đƣợc cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ nhƣ: Khả năng thanh toán: Đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính. Khả năng hoạt động kinh doanh: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trƣng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. Khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp.
Công ty có thể sử dụng các phƣơng pháp trên để tăng hiệu quả phân tích hoặc kết hợp chúng với nhau và sử dụng thêm một số phƣơng pháp bổ trợ
khác nhƣ phƣơng pháp liên hệ phƣơng pháp loại trừ nhằm tận dụng đầy đủ các ƣu điểm của chúng để thực hiện mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất.