Hoàn thiện nội dung, chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bao bì Hà Tiên Kiên Giang (Trang 74 - 85)

6. Kết cấu luận văn

3.2.4.1. Hoàn thiện nội dung, chỉ tiêu phân tích

Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn cần xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu cấu thành nên tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn. Kết quả phân tích trả lời câu hỏi:

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu: Nếu tổng tài sản lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu thì công ty cần một khoản tài trợ để đảm bảo nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Trƣờng hợp này công ty có thể đi vay, tăng khoản phải trả để có đủ vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu tổng tàn sản bằng hoặc nhỏ hơn nguồn vốn chủ sở hữu thì không ty không cần phải vay mƣợn.

Bảng 3.1. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch

2015/2014

Tài sản 116.593.535.959 92.948.578.978 -23.644.956.981 Nguồn vốn chủ sở hữu 49.659.400.846 44.856.554.475 -4.802.846.371 Nguồn vốn tài trợ 66.934.135.113 48.092.024.503 -18.842.110.610

(Nguồn: Phụ lục 1 và 2)

Số liệu phân tích trong bảng 3.1 cho thấy trong năm 2015 công ty cần một nguồn vốn tài trợ là 48.092.024.503 đồng, giảm 18.843.110.610 đồng so với năm 2014. Điều này cho thấy nhu cầu tài trợ vốn của công ty trong năm 2015 giảm, công ty đỡ phải vay mƣợn từ các nguồn tài trợ. Nhƣ vậy, qua số liệu phân tích trên bổ sung cho nhà quản trị công ty thông tin rằng so với năm 2014 thì năm 2015 tài sản đã giảm đi 23.644.956.981 đồng và nguồn vốn chủ sở hữu cũng giảm 4.802.864.371 đồng. Từ số liệu này nhà quản trị có thể đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty đang suy giảm, tài sản giảm, vốn chủ sở hữu giảm và nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng giảm.

Mối quan hệ giữa tài sản dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu, vay dài hạn: Nếu tài sản dài hạn bằng tổng nguồn vốn chủ sở hữu với vay dài hạn thì cho thấy công ty đang sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn

 công ty đang thực hiện chi tiêu đúng. Trƣờng hợp tài sản dài hạn cao hơn tổng vốn chủ sở hữu với vay dài hạn thì chứng tỏ công ty đang thiếu vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn  tình hình tài chính công ty đang khó khăn, thiếu vốn dài hạn. Trƣờng hợp tài sản dài hạn nhỏ hơn tổng nguồn vốn chủ sở hữu với vốn vay dài hạn thì công ty đang thừa vốn dài hạn  tình hình tài chính khá ổn định và khá tốt.

Công ty có thể kiểm chứng mối quan hệ giữa tài sản dài hạn và vốn chủ sở hữu với vốn vay dài hạn qua bảng sau.

Bảng 3.2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015

1. Tài sản dài hạn 41.709.686.265 42.057.415.800 2. Vốn chủ sở hữu 49.659.400.846 44.856.554.475 3. Nợ dài hạn 13.991.795.000 10.174.186.620

Chênh lệch 21.941.509.581 12.973.325.295

(Nguồn: Phụ lục 1 và 2)

Số liệu tính toán trên bảng 3.2 cho thấy, nguồn vốn tài trợ cho tài sản dài hạn năm 2014 còn thừa 21.941.509.581 đồng và năm 2015 còn thừa 12.973.325.295 đồng. số tiền này cho thấy công ty đang chủ động về vốn và tình hình tài chính của công ty đang ổn định ở mức khá tốt. Công ty có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn này tài trợ cho tài sản ngắn hạn để giảm bớt áp lực vay ngắn hạn. Tuy nhiên xem xét kỹ có thể thấy nguồn vốn dài hạn còn thừa của năm 2015 đã giảm so với năm 2014 vì thế trong năm 2015 nếu nhu cầu tài sản ngắn hạn nhƣ năm trƣớc thì công ty cần phải vay ngắn hạn nhiều hơn mới đủ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

Phân tích khả năng thanh toán: Ngoài những chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán mà công ty đã áp dụng: khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh, công ty cần nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nợ dài hạn. Cụ thể nhƣ sau:

Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu: hệ số khả năng thanh toán ngay; hệ số khả năng thanh toán nhanh; hệ số khả năng thanh toán bình thƣờng; hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; hệ số chuyển đổi thành tiền từ tài sản ngắn hạn. Bảng 3.3 dƣới đây trình bày công thức tính các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Các chỉ tiêu tính toán các hệ số trong bảng trên đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán, riêng nợ quá hạn và đến hạn đƣợc lấy từ bảng tuyết minh báo cáo tài chính hoặc trên các sổ chi tiết kế toán.

Bảng 3.3. Nhóm hệ số phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

1 Hệ số khả năng

thanh toán ngay =

Tiền

Nợ quá hạn và đến hạn

2 Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Nợ ngắn hạn 3 Hệ số khả năng thanh toán bình thƣờng = Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho Nợ ngắn hạn 4 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

5 Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn =

Tiền

Tài sản ngắn hạn

Từ hệ thống số liệu trong báo cáo cân đối kế toán, công ty có thể tính toán các chỉ số trên theo số liệu đầu kỳ và số liệu cuối kỳ. Cụ thể công ty có thể tính toán theo bảng sau:

Bảng 3.4. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2015

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch

Tiền 4.871.436.922 5.577.646.210 706.209.288 Nợ quá hạn và đến hạn 4.058.050.000 2.908.185.000 -1.149.865.000 Nợ ngắn hạn 52.942.340.113 37.917.837.883 -15.024.502.230 Tiền và các khoản tƣơng

đƣơng tiền 4.871.436.922 5.577.646.210 706.209.288 Tài sản ngắn hạn 74.883.849.694 50.891.163.178 -23.992.686.516

Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch

Hàng tồn kho 36.113.863.454 25.139.465.358 -10.974.398.096 Hệ số khả năng thanh toán

ngay 1,20 1,92 0,717

Hệ số khả năng thanh toán

nhanh 0,09 0,15 0,055

Hệ số khả năng thanh toán

bình thƣờng 0,73 0,68 -0,053 Hệ số khả năng thanh toán

nợ ngắn hạn 1,41 1,34 -0,072 Hệ số khả năng chuyển

đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn

0,065 0,11 0,045

(Nguồn: Phụ lục 2)

Qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số thanh toán ngay của công ty cuối kỳ tăng so với đầu kỳ 0,717 lần. Hai chỉ số thanh toán ngay đầu kỳ và cuối kỳ đều lớn hơn 1, đều đó chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nơ đến hạn phải trả.

Hệ số thanh toán nhanh của công ty cuối kỳ tăng so với đầu kỳ là 0,055 lần. Tuy nhiên, hai chỉ số đầu kỳ và cuối kỳ đều rất thấp, chứng tỏ công ty không có đủ tài sản dễ chuyển đổi thành tiền để thanh toán công nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này kéo dài sẽ ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của công ty, nguy cơ phá sản có thể sảy ra.

Hệ số thanh toán bình thƣờng của công ty cuối kỳ giảm so với đầu kỳ là 0,053 lần. Đồng thời các chỉ số đầu kỳ và cuối kỳ đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty không đủ tài sản ngắn hạn (không bao gồm hàng tồn kho) để đảm bảo nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cuối kỳ giảm so với đầu kỳ là 0,072 lần. Hai chỉ số đầu kỳ và cuối kỳ đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn của công ty cuối kỳ tăng so với đầu kỳ là 0,045. Nhƣng hai chỉ số đầu kỳ và cuối kỳ đều rất thấp. điều đó chứng tỏ khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn là rất thấp, ảnh hƣởng đến tình hình thanh toán ngắn hạn của công ty.

Qua phân tích ta thấy khả năng thanh toán của công ty ở hai thời kỳ hầu nhƣ là thấp nên có thể ảnh hƣởng xấu đến tình hình tài chính của công ty. Do vậy để nâng cao khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, công ty cần có các biện pháp huy động vốn đáp ứng nhu cầu thanh toán, góp phần ổn định tình hình tài chính.

Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn bao gồm các chỉ tiêu: hệ số khả năng thanh toán tổng quát; hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn; hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn phải trả; hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Bảng 3.5 dƣới đây trình bày công thức tính các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ dài hạn.

Bảng 3.5. Nhóm hệ số phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn

1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng tài sản Tổng nợ phải trả

2 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn =

Tài sản dài hạn Nợ dài hạn

3 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn phải trả =

Lợi nhuận sau thuế + Vốn khấu hao thu hổi

Nợ dài hạn đến hạn phải trả

4 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

EBIT Chi phí lãi vay

Các chỉ tiêu tính toán các hệ số trong bảng trên đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, riêng nợ dài hạn đến hạn phải trả đƣợc lấy từ bảng tuyết minh báo cáo tài chính hoặc trên các sổ chi tiết kế toán.

Từ hệ thống số liệu trong báo cáo cân đối kế toán, công ty có thể tính toán các chỉ số trên theo số liệu đầu kỳ và số liệu cuối kỳ. Cụ thể công ty có thể tính toán theo bảng sau:

Bảng 3.6. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn năm 2015

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch

Tổng tài sản 116.593.535.959 92.948.578.978 (23.644.956.981) Tổng nợ phải trả 66.934.135.113 48.092.024.503 (18.842.110.610) Tài sản dài hạn 41.709.686.265 42.057.415.800 347,72.535 Nợ dài hạn 13.991.795.000 10.174.186.620 (3.817.608.380) Lợi nhuận sau thuế 3.458.389.024 -1.819.334.191 (5.277.723.215) Vốn khấu hao thu hồi 53.805.745 56.810.581 3.004.836 Nợ dài hạn đến hạn phải trả 40.58.050.000 2.908.185.000 (1.149.865.000) EBIT 41.77.942.566 -1.806.914.303 (5.984.856.869) Chi phí lãi vay 19.09.646.798 2.302.973.969 393.327.171 Hệ số khả năng thanh toán

tổng quát 1,74 1,93 0,19

Hệ số khả năng thanh toán

nợ dài hạn 2,98 4,13 1,15

Hệ số khả năng thanh toán

nợ dài hạn đến hạn phải trả 0,87 -0,61 (1,47)

Hệ số khả năng thanh toán

lãi vay 3,19 0,22 (2,97)

Căn cứ vào kết quả tính toán trong bảng 3.6, ta thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty cuối năm tăng so với đầu năm là 0,19 lần, đồng thời chỉ tiêu đầu năm và cuối năm dều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có thừa khả năng thanh toán nợ phải trả, đó là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay dài hạn.

Ta thấy hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn cuối năm so với đầu năm tăng 1,15 lần và các chỉ tiêu đầu năm cuối năm đều khá cao, chứng tỏ công ty thừa khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn, nhân tố này hấp dẫn các nhà đầu tƣ dài hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn phải trả cuối năm so với đầu năm giảm 1,47 lần. Đồng thời các chỉ tiêu đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ công ty không đủ khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn phải trả. Đầu năm thì cứ một 100 đồng nợ dài hạn đến hạn phải trả thì công ty chỉ đủ trả 87 đồng, nhƣng cuối năm thì hầu nhƣ không thể trả đồng nào. Điều này có thể là tính hiệu xấu đối với tình hình tài chính của công ty.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cuối năm so với đầu năm giảm 2,97 lần. Hệ số này vào đầu năm là 3,19 lần nhƣng đến cuối năm là 0,22 lần. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty không đủ khả năng trả lãi vay trong năm 2015. Tức là cứ 100 đồng lãi vay thì công ty chỉ đủ khả năng trả 22 đồng. Công ty đang mất khả năng thanh toán lãi vay.

Nhìn chung, tình hình kinh doanh năm 2015 không tốt, công ty bị lỗ nên tất cả các chỉ số liên quan đến thanh toán nợ dài hạn bằng lợi nhuận đều không tốt.

Chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động và tổng tài sản cho phép công ty đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và hiệu quả sữ dụng tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó có biện pháp điều chỉnh nhằm tăng thêm số vòng quay vốn lƣu động và số vòng quay tổng tài sản để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.

Bảng 3.7. Chỉ tiêu luân chuyển vốn lƣu động và tài sản

1 Vòng quay vốn lƣu động = Doanh thu thuần Vốn lƣu động bình quân 2 Thời gian luân chuyển

vốn lƣu động =

Số ngày trong kỳ (1 năm = 365 ngày) Vòng quay vốn lƣu động

3 Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân 4 Thời gian luân chuyển

tổng tài sản =

Số ngày trong kỳ (1 năm = 365 ngày) Vòng quay tổng tài sản

Dữ liệu để tính toán các chỉ tiêu trên đƣợc lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của công ty. Cụ thể công ty có thể tính toán các chỉ tiêu luân chuyển vốn lƣu động và tài sản nhƣ sau.

Bảng 3.8. Phân tích chỉ tiêu luân chuyển vốn lƣu động và tài sản năm 2015

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch

Doanh thu thuần 168.551.192.156 122.826.777.235 -45.724.414.921

Vốn lưu động đầu kỳ 84..007.685.350 74.883.849.694 -9.123.835.656 Vốn lưu động cuối kỳ 74.883.849.694 50.891.163.178 -23.992.686.516 Vốn lƣu động bình quân 79.445.767.522 62.887.506.436 -16.558.261.086 Tổng tài sản đầu kỳ 110.083..646.795 116.593.535.959 6.509.889.164 Tổng tài sản cuối kỳ 116.593.535.959 92.948.578.978 -23.644.956.981 Tổng tài sản bình quân 113.338.591.377 104.771.057.469 -8.567.533.909 Vòng quay vốn lƣu động (vòng/năm) 2,122 1,953 -0,168

Thời gian luân chuyển

vốn lƣu động (ngày) 172 187 15

Vòng quay tổng tài sản

(vòng/năm) 1,487 1,172 -0,315

Thời gian luân chuyển

tổng tài sản (ngày) 246 312 66

Số liệu tính toán trong bảng 3.8 cho thấy, năm 2015 vốn lƣu động quay đƣợc 1,953 vòng giảm 0,168 vòng so với năm 2014. Điều này làm cho số ngày luân chuyển vốn lƣu động tăng thêm 15 ngày lên 187 ngày trong năm 2015. Vòng quay tổng tài sản của công ty trong năm 2015 là 1,172 vòng, giảm 0,315 vòng. Điều này làm cho số ngày luân chuyển tổng tài sản tăng thêm 66 ngày lên 312 ngày trong năm 2015.

Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty không cao và có xu hƣớng giảm. Điều này là do doanh thu thuần năm 2015 giảm so với năm 2014. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty cũng không cao và có xu hƣớng giảm vì tổng doanh thu giảm.

3.2.4.2.Hoàn thiện nội dung, chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh

Trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty, tỷ trong vốn vay cao hơn vốn chủ sở hữu nên ngoài việc phân tích tỷ suất khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, công ty nên phân tích tỷ suất sinh lời trên tổng nguồn vốn của công ty.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh =

Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên

vốn kinh doanh =

Lợi nhuận sau thuế

x Doanh thu thuần Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân

Dữ liệu trong bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh có thể sử dụng để tính toán chỉ tiêu tài chính này dễ dàng.

Bảng 3.9. Phân tích khả năng sinh lời

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch

Lợi nhuận sau thuế 3.458.389.024 -1.819.334.191 -5.277.723.215 Vốn kinh doanh bình

quân 113.338.591.377 104.771.057.469 -8.567.533.909 Doanh thu thuần 168551.192.156 122.826.777.235 -45.724.414.921 Tỷ suất lợi nhuận trên

vốn kinh doanh 0,0305 -0.0174 -0,0479

Kết quả phân tích trong bảng 3.9 cho thấy tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh trong năm 2015 là âm 0,0174 trong khi năm 2014, con số này là 0,0305. Kết quả này chứng tỏ công ty đang kinh doanh không hiệu quả, năm 2015 công ty lỗ 1.819.334.191 đồng trong khi năm 2014 công ty đang lời 3.458.389.024 đồng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bao bì Hà Tiên Kiên Giang (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)