Công dụng và liều dùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất từ rau diếp cá (houttuynia cordata) vào sản phẩm chăm sóc cá nhân (Trang 27 - 28)

Theo đông y, diếp cá vị cay, chua, mùi tanh, tính mát (hơi lạnh), hơi độc, tán khí, tán ứ (Kariyone & Kimure), cay vào phế kinh. Diếp cá được dùng trị bệnh trĩ, mụn nhọt, trẻ con lên sởi, viêm phổi hoặc phổi có mủ, đau mắt đỏ hoặc đau mắt do trực khuẩn mủ xanh, viêm ruột, bí tiểu tiện, kinh nguyệt không đều. Liều dùng trung bình 6 - 12 g một ngày, dùng dạng sắc hoặc bột viên.

Người dân dùng rau diếp cá trong những trường hợp tụ máu như đau mắt bằng cách giã nhỏ lá ép vào hai miếng giấy bản đắp lên mắt khi ngủ, làm như vật hai ba lần. Hoặc trong bệnh trĩ lòi dom, sắc uống nước với liều 6-12g đồng thời sắc nước lấy hơi xông rồi rửa, nhiều người dùng thấy hiệu nghiệm. Loại rau này còn dùng để trị sốt rét, co giật ở trẻ em, đau răng. Kinh nghiệm dùng rau diếp cá: rau diếp cá khô 20g, táo đỏ 10 quả, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, chữa bệnh viêm sưng tai giữa, sưng tắc tia sữa.

Ở Trung Quốc, diếp cá được dùng trong trường hợp viêm mủ màng phổi, trong thử nghiệm điều trị ung thư phổi; đắp ngoài chữa dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, làm thuốc chữa khó tiêu và thuốc bó những chỗ bị tổn thương để kích thích sự phát triển của xương. Một hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn đã được phân lập từ rau diếp cá và bào chế thành thuốc viên và thuốc tiêm để trị bệnh nhiễm khuẩn.

Ở Nhật Bản, diếp cá được dùng trong một số chế phẩm chữa bệnh cho phụ nữ. Cả cây được coi như thuốc làm mát, tiêu độc, chữa khó tiêu và điều kinh. Lá được dùng trị bệnh lỵ, bệnh lậu, bệnh về da, về mắt. Cao chiết từ rễ có tác dụng lợi tiểu do tác dụng của quercitrin và các muối vô cơ.

Lưu ý: Những người nguyên khí hư, có chứng đau chân không nên dùng. Những người không phải thấp nhiệt và sang độc cũng không nên dùng.

5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất từ rau diếp cá (houttuynia cordata) vào sản phẩm chăm sóc cá nhân (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)