Tiến hành khảo sát các hoạt tính sinh học: khả năng kháng oxy hóa trên cao tổng từ 3 loại dung môi để đánh giá sơ bộ tác dụng sinh học của các chiết xuất từ rau diếp cá.
Khả năng kháng oxy hóa
Tiến hành xác định khả năng kháng oxy hóa của cao chiết ethanol, 50 ethanol : 50 nước và nước bằng phương pháp bắt gốc tự do DPPH, tìm ra giá trị IC50 và so sánh khả năng kháng oxy hóa của các cao chiết với nhau và với vitamin C.
a b
c
Hình 3.6: Khả năng bắt gốc tự do DPPH của các cao chiết diếp cá
43
Từ kết quả thực nghiệm trên hình 3.6, cho thấy nồng độ cao diếp cá càng cao thì khả năng bắt gốc tự do càng cao. Khả năng bắt gốc tự do tăng nhanh và đạt đến > 93 % khi nồng độ mẫu trong khoảng nồng độ từ 250 μg/mL (đối với cao cồn 100), đạt đến > 81 % khi nồng độ mẫu trong khoảng nồng độ từ 500 μg/mL (đối với cao cồn 50), đạt đến > 95 % khi nồng độ mẫu trong khoảng nồng độ từ 500 μg/mL (đối với cao nước). Sau nồng độ này thì sự có mặt của hoạt chất không hiệu quả nữa. Điều này thể hiện chỉ cần sử dụng hoạt chất ở vùng nhỏ hơn các mức nồng độ này.
Hình 3.7: Giá trị IC50 của các cao chiết diếp cá và vitamin C
Dựa vào đồ thị đường cong ức chế DPPH của 3 loại cao chiết, xác định được giá trị IC50 của cao cồn 100, cao cồn 50 và cao nước lần lượt là 162.5 μg/mL, 98.22 μg/mL và 259.5 μg/mL , cao hơn từ 6 – 16 lần so với chất chuẩn dùng trong thí nghiệm là vitamin C có IC50 là 16.37 μg/mL. So với vitamin C, các giá trị IC50 chênh lệch lớn là do sự tồn tại của dung môi còn sót lại trong cao. Hơn nữa, cao chiết sử dụng trong đánh giá được thu gom với cao tận trích bã lần 2 nên các hoạt chất bị giảm nồng độ. Trong một số nghiên cứu khảo sát, để thu cao có hoạt tính tốt thì thường chỉ dùng dịch chiết lần 1.
0 50 100 150 200 250 300
Cồn Cồn - Nước Nước Vitamin C
IC50
(µg/µL)
44
Như vậy, có thể thấy cao diếp cá cókhả năng kháng oxy hóa tốt và phụ thuộc vào dung môi sử dụng khi trích ly. Cao chiết với cồn 100 và cồn 50 cho hiệu quả kháng oxy hóa tốt hơn hẳn cao nước, tương đồng khi sơ bộ khảo sát thành phần qua phổ hấp thu. Các nhóm có hoạt tính thông thường có độ phân cực thấp đến trung bình, nên thường được trích ly ra khi dùng dung dịch cồn. Các thí nghiệm đã chứng minh được cao chiết diếp cá có khả năng kháng oxy hóa (cao nhất là cao cồn 50) và đây là cơ sở cho tiềm năng ứng dụng hoạt tính này của mẫu cao chiết này vào sản phẩm chăm sóc da.
Bên cạnh các nghiên cứu hoạt tính sinh học, 3 loại cao trên cũng được thử sàng lọc hoạt tính kháng vi sinh vớisáu dòng vi khuẩn bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch và môi trường sử dụng là MHA và agar thông thường để kiểm tra hoạt động kháng khuẩn của các cao diếp cá.
Trong thí nghiệm này, sáu loại vi khuẩn sử dụng để kiểm tra hoạt động kháng khuẩn của cao chiết bao gồm:
Streptococcus pyogenes ATCC 19615
Staphylococcus aureus ATCC 29213
Escherichia coli ATCC 25922
Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853
MRSA (Methicilin – resistant Staphylococcus aureus) ATCC 43300
Salmonella Typhimurium ATCC 14028
Tiến hành kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết, tuy nhiên các kết quả không rõ ràng nên không trình bày chi tiết trong báo cáo này. Việc kết quả không rõ ràng có thể do tính chất cao chưa tốt, bao gồm 2 lần chiết nên nồng độ hoạt chất giảm. Các tính chất kháng vi sinh và hoạt tính sinh học khác cần được nghiên cứu sâu hơn.