0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Khảo sát tính chất của sản phẩm chăm sóc da

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT TỪ RAU DIẾP CÁ (HOUTTUYNIA CORDATA) VÀO SẢN PHẨM CHĂM SÓC CÁ NHÂN (Trang 54 -58 )

Mục đích: đánh giá cảm quan bề ngoài của hệ, màu và mùi của sản phẩm.

2.4.7.1. Màu sắc

Các thông số màu được đo bằng máy Chroma Meter CR-400 dựa trên không gian màu CIE LCh còn gọi là CIE L*C*h, dùng trục tọa độ hình trụ dạng hình cầu với 3 trục. Màu sắc được thể hiện bằng những con số và sắp xếp chúng một cách có hệ thống, trong đó mỗi màu có một vị trí theo các trục: Trục h (hue hay tone) thể hiện góc tông màu hoặc ánh màu, từ 0o (màu đỏ) đến 90o (màu vàng), 180o (xanh lá cây) đến 270o (xanh dương) quay lại 0o. Trục C (Chromaticity) đại diện cho độ bão hòa hoặc độ thuần sắc đi từ 0 ở tâm của vòng tròn, đến 100 gia tăng phụ thuộc khoảng cách từ tọa độ màu đến tâm và trục L (Lightness) mô tả độ sáng chuyển từ màu đen tuyệt đối (L = 0) thành màu trắng tuyệt đối (L = 100). Các mẫu được đo màu trực tiếp không cần pha loãng, trong cuvet thủy tinh 1 cm.

Tính toán độ lệch màu trong hệ thống CIELCh

L* = L2*- L1* : sự khác nhau về độ sáng giữa hai màu

C*= C2*- C1* : sự khác nhau về độ bão hòa

h: sự khác nhau về tông màu

1.5 1.5 0.5 -0.5 -1.5 - + ++ + 0 0

32

E: khoảng cách hình học của hai màu

Kiểm tra sự khác biệt màu sắc trước và sau khi giặt, trước và sau khi kiểm tra các tiêu chuẩn độ bền màu:

E = √(𝐶)2+ (ℎ)2+ (𝐿)2

E : cho biết khoảng cách hình học của hai màu trong một hệ thống. Bảng 2.6: Phân loại sự khác biệt về vị trí màu

E nằm giữa 0 và 1 Thông thường sự khác biệt này không thể cảm nhận được

E nằm giữa 1 và 2 Khác biệt rất nhỏ, chỉ cảm nhận được bởi người có kinh nghiệm

E nằm giữa 2 và 3.5 Khác biệt tương đối, có thể cảm nhận được bởi người không có kinh nghiệm

E nằm giữa 3.5 và 5 Khác biệt lớn

E lớn hơn 5 Khác biệt rất lớn

Một số quy ước về hướng lệch màu:

L* mang dấu (+) : sự lệch màu theo hướng sáng lên

L* mang dấu (-) : sự lệch màu theo hướng tối đi

2.4.7.2. pH

Giá trị pH của sản phẩm được xác định bằng cách sử dụng máy đo pH kỹ thuật số để bàn được chuẩn hóa sử dụng hệ đệm pH 4, 7 và 10. pH của sản phẩm được xác định tại pH của dung dịch có nồng độ phần trăm là 5 %.

33

2.4.7.3. Phân tích cảm quan

Phân tích cảm quan là một kỹ thuật không thể thiếu để giúp người thực hiện đánh giá sản phẩm mới, liên quan đến các đặc tính cảm quan. Trong quá trình đánh giá, các mẫu luôn được so sánh với một mẫu khác đã được lưu hành trên thị trường. Mục đích là để đánh giá sản phẩm ở mức độ cảm nhận. Đánh giá dựa vào cảm giác và ngoại quan người dùng sử dụng. Kết quả đánh giá dựa trên thang điểm 5.

2.4.7.4. Độ bền

Theo Hiệp định về hòa hợp Asean trong quản lý mỹ phẩm, “Mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm bất kỳ dự kiến cho tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người,... hoặc với răng lợi, niêm mạc miệng, chỉ với mục đích duy nhất hoặc mục đích chính là để làm vệ sinh, làm thơm, làm thay đổi hình thức, và/hoặc điều chỉnh mùi hương cơ thể, và/hoặc bảo vệ cơ thể hoặc duy trì chúng ở điều kiện tốt.” Công thức mỹ phẩm là dạng các thành phần có chức năng khác nhau trộn lẫn với nhau. Mục đích của việc kiểm tra độ bền của các sản phẩm mỹ phẩm là để đảm bảo rằng một sản phẩm mới hoặc được cải tiến đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng vật lý, hóa học và vi sinh cũng như chức năng và thẩm mỹ khi được bảo quản trong điều kiện thích hợp. Bởi vì chu kỳ phát triển của các sản phẩm mỹ phẩm tương đối ngắn, do đó, để đảm bảo an toàn, hiệu quả cũng như độ ổn định của sản phẩm, chúng phải được kiểm tra. Kiểm tra độ bền để đảm bảo rằng sản phẩm không có bất kỳ thay đổi nào trong tính chất hóa lý khi sử dụng, hay nói cách khác đây là cách để xác định tuổi thọ của mỹ phẩm. Để thực hiện phương pháp này, cần tăng tốc độ lão hóa của sản phẩm, đây được coi là một thử nghiệm chung cho tất cả các loại sản phẩm.

Về cơ bản, có ba hình thức kiểm tra độ bền: kiểm tra tính bảo toàn vật lý và hóa học để đánh giá màu sắc, mùi / hương thơm, giá trị pH, độ nhớt, kết cấu, dòng chảy và độ ổn định nhũ tương (sự tách pha); xét nghiệm ổn định vi sinh đánh giá mức độ nhiễm vi khuẩn, nấm mốc và nấm men; và kiểm tra độ ổn định của bao bì để đánh giá tác động của bao bì đối với sản phẩm được chứa. Đối với các sản phẩm kem, các thử nghiệm độ

34

bền cần được thực hiện : nhiệt độ bảo quản, chu trình đánh giá, kiểm tra ly tâm, kiểm tra bao bì, kiểm tra ánh sáng và một số thông số như pH, độ nhớt, màu và mùi. Sau khi đánh giá, tuổi thọ bình thường của sản phẩm có thể được dự đoán. Do thời gian và điều kiện của phòng thí nghiệm, nên có một vài thử nghiệm và thông số có thể được bỏ qua.

 Kiểm tra ly tâm

Mục đích: Thử nghiệm ly tâm dự đoán độ bền nhũ tương cho các sản phẩm bột và chất lỏng / kem dưới tác dụng của lực ly tâm. Đây được coi là phương pháp thử nghiệm độ bền nhanh nhất.

Quy trình: Phương pháp kiểm tra ly tâm được thực hiện ngay lập tức cho công thức vừa mới tạo thành. Mẫu được làm nóng đến 50 ° C và ly tâm ở từ 3000 - 5000 vòng / phút trong 5 phút. Đối với các thành phần nhạy cảm với nhiệt độ, nhiệt độ cao nhất có thể được điều chỉnh đến 40 ° C.

Đánh giá: Kiểm tra hình dáng bên ngoài của sản phẩm, nếu có dấu hiệu tách bông hoặc tách pha thì không ổn định.

 Kiểm tra bằng sóng siêu âm

Mục đích: Kiểm tra độ bền nhũ tương cho các sản phẩm bột và chất lỏng / kem dưới tác dụng của sóng siêu âm

Quy trình: cài đặt các thông số: âm lượng sóng trung bình, nhiệt độ cài đặt là nhiệt độ phòng, kiểm tra các khoảng thời gian 5, 10, 15, 25 và 30 phút.

Đánh giá: Kiểm tra hình dáng bên ngoài của sản phẩm, nếu có dấu hiệu tách bông hoặc tách pha thì không bền.

 Phương pháp sốc nhiệt

35

Quy trình: Các mẫu ban đầu ở nhiệt độ phòng được lưu trữ xen kẽ ở hai điều kiện ấm 45 °C (24 giờ) và sau đó mẫu được chuyển sang lạnh 10 °C (24 giờ). Đây được gọi là chu kỳ nóng – lạnh. Các mẫu được tiếp tục trong 30 ngày.

Đánh giá: Kiểm tra hình dáng bên ngoài của sản phẩm, nếu có dấu hiệu tách bông hoặc pha thì không bền. Kiểm tra sự xuất hiện trước và sau khi tiến hành trong 2 chu kỳ (4 ngày). Cứ 2 chu kỳ kiểm tra một lần.

 Phương pháp giữ nhiệt

Mục đích: Kiểm tra độ ổn định của nhũ tương ở nhiệt độ 45 oC hoặc 10 oC trong 30 ngày Quy trình: Mẫu được lưu trữ trong hai điều kiện chênh lệch: nhiệt độ cao (45 oC) và nhiệt độ thấp (10 oC). Cứ 7 ngày kiểm tra một lần

Đánh giá: Kiểm tra hình dáng bên ngoài của sản phẩm, nếu có dấu hiệu tách bông hoặc pha thì không ổn định. Kiểm tra sự xuất hiện trước và sau khi tiến hành thời gian kiểm tra 7 ngày.

 Phương pháp tiếp xúc với ánh sáng

Mục đích: Kiểm tra sự ổn định của nhũ tương trong ánh sáng ngoài trời và bóng tối với sự thay đổi liên tục.

Quy trình: Mẫu được lưu trữ trong điều kiện ánh sáng tự nhiên và trong tối. Khảo sát được tiến hành trong 30 ngày, chu kỳ đánh giá 7 ngày.

Đánh giá: Kiểm tra hình dáng bên ngoài của sản phẩm, nếu có dấu hiệu tách bông hoặc pha thì không ổn định. Kiểm tra sự xuất hiện trước và sau khi tiến hành mỗi ngày.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT TỪ RAU DIẾP CÁ (HOUTTUYNIA CORDATA) VÀO SẢN PHẨM CHĂM SÓC CÁ NHÂN (Trang 54 -58 )

×