Dịch chiết và cao chiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất từ rau diếp cá (houttuynia cordata) vào sản phẩm chăm sóc cá nhân (Trang 61 - 65)

3.1.2.1. Dịch chiết

a b c

Hình 3.2: Dịch chiết diếp cá lần 1 của ba loại dung môi

a. Dịch chiết EtOH 100 b. Dịch chiết EtOH 50 c. Dịch chiết H2O

a b c

Hình 3.3: Dịch chiết diếp cá lần 2 của ba loại dung môi

39

Có thể thấy rõ sự khác nhau về màu sắc của dịch chiết, bằng EtOH 100 sau 2 lần chiết có màu xanh đậm rồi nhạt dần, lượng hợp chất chlorophyll chiếm tỷ lệ khá cao trong dịch chiết lần đầu và giảm ở lần sau. Dịch chiết EtOH 50 có màu vàng ánh xanh và chuyển sang nâu đậm ở lần chiết thứ hai, chứng tỏ hàm lượng chlorophyll đang giảm dần. Dịch chiết bằng H2O có màu nâu đậm ở lần chiết thứ nhất và nhạt dần chuyển sang vàng tối và không thấy ánh xanh, H2O hầu như không hòa tan được chlorophyll trong nguyên liệu.

Bảng 3.2: Các tính chất cơ bản của dịch chiết diếp cá

Tính chất Đặc điểm

EtOH 100 EtOH 50 H2O Ngoại quan Màu lục sẫm Màu lục lẫn vàng Màu vàng nâu

Mùi Mùi tanh,vị chua Mùi thảo mộc Mùi hơi nồng

Độ khô (%) 53.24 65.16 50.12

3.1.2.2. Cao chiết

Cao tổng được chiết theo quy trình, sau đó được đo độ ẩm và bảo quản trong tủ mát.

a b c

Hình 3.4: Cao chiết diếp cá của ba loại dung môi

40

Bảng 3.3: Kết quả chiết cao

Nguyên liệu

Cao chiết

EtOH 100 EtOH 50 H2O Khối lượng (g) 10 1.63 4.81 1.2

Ngoại quan Xanh đen Nâu đen Nâu Mùi Nồng nhẹ Vị chua, mùi nồng Mùi nồng, hắc Độ ẩm (%) 10.72 4.19 3.71 4.97

Hiệu suất chiết

(đối với NLK) 13.56 51.34 8.85

Hiệu suất cao chiết bằng EtOH 50 là cao nhất trong 3 loại dung môi. Cao chiết diếp cá sau khi được chiết xong, sẽ được bảo quản ở nhiệt độ thấp và tránh ánh sáng đến khi sử dụng.

Cao chiết diếp cá thu từ lá tươi với hiệu suất khá cao, lên đến 51.34 % (quy về nguyên liệu khô). Các cao chiết được chiết từ lá và thân cây diếp cá nên có màu từ nâu đến xanh, khi pha loãng vẫn giữ màu khá rõ, các cao được chiết bằng dung môi kém phân cực có xu hướng thể hiện màu xanh đậm hơn do có chứa chlorophyll. Cao vẫn giữ được mùi đặc trưng của diếp cá, chứng tỏ tinh dầu vẫn còn trong cao. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh thành phần tinh dầu có hoạt tính kháng vi sinh rất mạnh nên dự đoán hoạt tính này vẫn còn được bảo toàn trong cao. [9] [10]

Pha loãng cao chiết, quét phổ hấp thụ trong vùng tử ngoại khả kiến ( = 200 – 800 nm) trên máy quang phổ UV - ViS, kết quả được thể hiện ở hình 3.5.

41

a b

c

Hình 3.5: Phổ hấp thụ của cao chiết diếp cá từ ba loại dung môi:

a. Mẫu EtOH 100 b. Mẫu EtOH 50 c. Mẫu H2O Từ kết quả trên nhận thấy phổ hấp thụ của cao chiết từ cồn 100 và cồn 50 nằm trong vùng phổ hấp thụ của các chlorophyll (432 - 669 nm). Đối với cao chiết cồn có bước sóng hấp thụ cực đại tại 664 nm nên có khả năng chlorophyll cao.

Phổ hấp thu của cao EtOH 100 và EtOH 50 khá tương đồng nhau, khác biệt rõ so với cao H2O. Phổ xuất hiện các peak hấp thu tại các bước sóng 440 nm, 474 nm, 536 nm và 608 nm, tương đồng hấp thu của dẫn xuất họ flavonoid có hoạt tính sinh học cao.

42

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất từ rau diếp cá (houttuynia cordata) vào sản phẩm chăm sóc cá nhân (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)