Mục đích: Ghi nhận và đánh giá cảm quan của khách hàng khi sử dụng công thức mỹ phẩm xây dựng. Từ đó xác định thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm.
36
Đối tượng đánh giá: Chọn các đối tượng nam/ nữ từ 23 tuổi trở lên với số lượng 10 người có làn da thuộc 4 kiểu là da nhờn, da khô, da nhạy cảm và da thường hoặc da kết hợp.
Điều kiện đánh giá: Tất cả các người tình nguyện thử sản phẩm đều phải ở cùng một môi trường thử nghiệm. Môi trường trong phòng ở nhiệt độ 27 – 32 oC
Cách thức đánh giá: Đánh giá thông qua các chỉ tiêu phù hợp cho sản phẩm và thang điểm là 5 như đã trình bày ở phần 2.4.6.1.
Sau khi thu thập được ý kiến sẽ chọn điểm chiếm phần trăm cao trong tổng số tình nguyện viên thông qua các chỉ tiêu, sau đó tiến hành thực hiện giản đồ radar đánh giá cảm quan.
37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ & BÀN LUẬN
3.1. Xử lý & đánh giá nguyên liệu
3.1.1. Rau và bột diếp cá
Nguyên liệu là toàn thân cây diếp cá (phần trên mặt đất) được thu hái ở huyện Phù Cát - tỉnh Bình Định, vườn rau nhà trồng , hái vào tháng 2/2019. Mẫu được lấy vào lúc 16 - 18h (buổi chiều mát). Rau tươi có màu xanh mọng, mùi tanh nồng, vị cay chua.
Nguyên liệu diếp cá được loại bỏ tạp chất, rửa sạch, sấy khô ở nhiệt độ khoảng 60 oC đến khi đạt độ ẩm <12 % (đo bằng máy xác định độ ẩm nhanh). Rau khô có màu sẫm.
Nguyên liệu sau khi sấy đến độ ẩm quy định được xay đến độ mịn từ 1 - 2 mm và được bảo quản trong túi PE kèm gói hút ẩm.
a b
c
Hình 3.1: Rau diếp cá qua các giai đoạn chuẩn bị
38
Bảng 3.1: Các tính chất cơ bản của rau và bột diếp cá
Tính chất Đặc điểm
Rau diếp cá tươi Rau diếp cá khô Bột diếp cá Ngoại quan Màu xanh lục, mọng nước Màu sẫm, giòn Bột mịn, xanh thẫm
Mùi Mùi tanh,vị chua Mùi thảo mộc Mùi hơi nồng
Độ ẩm (%) 85.26 9.72 9.57
3.1.2. Dịch chiết và cao chiết
3.1.2.1. Dịch chiết
a b c
Hình 3.2: Dịch chiết diếp cá lần 1 của ba loại dung môi
a. Dịch chiết EtOH 100 b. Dịch chiết EtOH 50 c. Dịch chiết H2O
a b c
Hình 3.3: Dịch chiết diếp cá lần 2 của ba loại dung môi
39
Có thể thấy rõ sự khác nhau về màu sắc của dịch chiết, bằng EtOH 100 sau 2 lần chiết có màu xanh đậm rồi nhạt dần, lượng hợp chất chlorophyll chiếm tỷ lệ khá cao trong dịch chiết lần đầu và giảm ở lần sau. Dịch chiết EtOH 50 có màu vàng ánh xanh và chuyển sang nâu đậm ở lần chiết thứ hai, chứng tỏ hàm lượng chlorophyll đang giảm dần. Dịch chiết bằng H2O có màu nâu đậm ở lần chiết thứ nhất và nhạt dần chuyển sang vàng tối và không thấy ánh xanh, H2O hầu như không hòa tan được chlorophyll trong nguyên liệu.
Bảng 3.2: Các tính chất cơ bản của dịch chiết diếp cá
Tính chất Đặc điểm
EtOH 100 EtOH 50 H2O Ngoại quan Màu lục sẫm Màu lục lẫn vàng Màu vàng nâu
Mùi Mùi tanh,vị chua Mùi thảo mộc Mùi hơi nồng
Độ khô (%) 53.24 65.16 50.12
3.1.2.2. Cao chiết
Cao tổng được chiết theo quy trình, sau đó được đo độ ẩm và bảo quản trong tủ mát.
a b c
Hình 3.4: Cao chiết diếp cá của ba loại dung môi
40
Bảng 3.3: Kết quả chiết cao
Nguyên liệu
Cao chiết
EtOH 100 EtOH 50 H2O Khối lượng (g) 10 1.63 4.81 1.2
Ngoại quan Xanh đen Nâu đen Nâu Mùi Nồng nhẹ Vị chua, mùi nồng Mùi nồng, hắc Độ ẩm (%) 10.72 4.19 3.71 4.97
Hiệu suất chiết
(đối với NLK) 13.56 51.34 8.85
Hiệu suất cao chiết bằng EtOH 50 là cao nhất trong 3 loại dung môi. Cao chiết diếp cá sau khi được chiết xong, sẽ được bảo quản ở nhiệt độ thấp và tránh ánh sáng đến khi sử dụng.
Cao chiết diếp cá thu từ lá tươi với hiệu suất khá cao, lên đến 51.34 % (quy về nguyên liệu khô). Các cao chiết được chiết từ lá và thân cây diếp cá nên có màu từ nâu đến xanh, khi pha loãng vẫn giữ màu khá rõ, các cao được chiết bằng dung môi kém phân cực có xu hướng thể hiện màu xanh đậm hơn do có chứa chlorophyll. Cao vẫn giữ được mùi đặc trưng của diếp cá, chứng tỏ tinh dầu vẫn còn trong cao. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh thành phần tinh dầu có hoạt tính kháng vi sinh rất mạnh nên dự đoán hoạt tính này vẫn còn được bảo toàn trong cao. [9] [10]
Pha loãng cao chiết, quét phổ hấp thụ trong vùng tử ngoại khả kiến ( = 200 – 800 nm) trên máy quang phổ UV - ViS, kết quả được thể hiện ở hình 3.5.
41
a b
c
Hình 3.5: Phổ hấp thụ của cao chiết diếp cá từ ba loại dung môi:
a. Mẫu EtOH 100 b. Mẫu EtOH 50 c. Mẫu H2O Từ kết quả trên nhận thấy phổ hấp thụ của cao chiết từ cồn 100 và cồn 50 nằm trong vùng phổ hấp thụ của các chlorophyll (432 - 669 nm). Đối với cao chiết cồn có bước sóng hấp thụ cực đại tại 664 nm nên có khả năng chlorophyll cao.
Phổ hấp thu của cao EtOH 100 và EtOH 50 khá tương đồng nhau, khác biệt rõ so với cao H2O. Phổ xuất hiện các peak hấp thu tại các bước sóng 440 nm, 474 nm, 536 nm và 608 nm, tương đồng hấp thu của dẫn xuất họ flavonoid có hoạt tính sinh học cao.
42
3.2. Khảo sát các hoạt tính sinh học
Tiến hành khảo sát các hoạt tính sinh học: khả năng kháng oxy hóa trên cao tổng từ 3 loại dung môi để đánh giá sơ bộ tác dụng sinh học của các chiết xuất từ rau diếp cá.
Khả năng kháng oxy hóa
Tiến hành xác định khả năng kháng oxy hóa của cao chiết ethanol, 50 ethanol : 50 nước và nước bằng phương pháp bắt gốc tự do DPPH, tìm ra giá trị IC50 và so sánh khả năng kháng oxy hóa của các cao chiết với nhau và với vitamin C.
a b
c
Hình 3.6: Khả năng bắt gốc tự do DPPH của các cao chiết diếp cá
43
Từ kết quả thực nghiệm trên hình 3.6, cho thấy nồng độ cao diếp cá càng cao thì khả năng bắt gốc tự do càng cao. Khả năng bắt gốc tự do tăng nhanh và đạt đến > 93 % khi nồng độ mẫu trong khoảng nồng độ từ 250 μg/mL (đối với cao cồn 100), đạt đến > 81 % khi nồng độ mẫu trong khoảng nồng độ từ 500 μg/mL (đối với cao cồn 50), đạt đến > 95 % khi nồng độ mẫu trong khoảng nồng độ từ 500 μg/mL (đối với cao nước). Sau nồng độ này thì sự có mặt của hoạt chất không hiệu quả nữa. Điều này thể hiện chỉ cần sử dụng hoạt chất ở vùng nhỏ hơn các mức nồng độ này.
Hình 3.7: Giá trị IC50 của các cao chiết diếp cá và vitamin C
Dựa vào đồ thị đường cong ức chế DPPH của 3 loại cao chiết, xác định được giá trị IC50 của cao cồn 100, cao cồn 50 và cao nước lần lượt là 162.5 μg/mL, 98.22 μg/mL và 259.5 μg/mL , cao hơn từ 6 – 16 lần so với chất chuẩn dùng trong thí nghiệm là vitamin C có IC50 là 16.37 μg/mL. So với vitamin C, các giá trị IC50 chênh lệch lớn là do sự tồn tại của dung môi còn sót lại trong cao. Hơn nữa, cao chiết sử dụng trong đánh giá được thu gom với cao tận trích bã lần 2 nên các hoạt chất bị giảm nồng độ. Trong một số nghiên cứu khảo sát, để thu cao có hoạt tính tốt thì thường chỉ dùng dịch chiết lần 1.
0 50 100 150 200 250 300
Cồn Cồn - Nước Nước Vitamin C
IC50
(µg/µL)
44
Như vậy, có thể thấy cao diếp cá cókhả năng kháng oxy hóa tốt và phụ thuộc vào dung môi sử dụng khi trích ly. Cao chiết với cồn 100 và cồn 50 cho hiệu quả kháng oxy hóa tốt hơn hẳn cao nước, tương đồng khi sơ bộ khảo sát thành phần qua phổ hấp thu. Các nhóm có hoạt tính thông thường có độ phân cực thấp đến trung bình, nên thường được trích ly ra khi dùng dung dịch cồn. Các thí nghiệm đã chứng minh được cao chiết diếp cá có khả năng kháng oxy hóa (cao nhất là cao cồn 50) và đây là cơ sở cho tiềm năng ứng dụng hoạt tính này của mẫu cao chiết này vào sản phẩm chăm sóc da.
Bên cạnh các nghiên cứu hoạt tính sinh học, 3 loại cao trên cũng được thử sàng lọc hoạt tính kháng vi sinh vớisáu dòng vi khuẩn bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch và môi trường sử dụng là MHA và agar thông thường để kiểm tra hoạt động kháng khuẩn của các cao diếp cá.
Trong thí nghiệm này, sáu loại vi khuẩn sử dụng để kiểm tra hoạt động kháng khuẩn của cao chiết bao gồm:
Streptococcus pyogenes ATCC 19615
Staphylococcus aureus ATCC 29213
Escherichia coli ATCC 25922
Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853
MRSA (Methicilin – resistant Staphylococcus aureus) ATCC 43300
Salmonella Typhimurium ATCC 14028
Tiến hành kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết, tuy nhiên các kết quả không rõ ràng nên không trình bày chi tiết trong báo cáo này. Việc kết quả không rõ ràng có thể do tính chất cao chưa tốt, bao gồm 2 lần chiết nên nồng độ hoạt chất giảm. Các tính chất kháng vi sinh và hoạt tính sinh học khác cần được nghiên cứu sâu hơn.
3.3. Định hướng ứng dụng sản phẩm chăm sóc cá nhân
Mỹ phẩm chiết xuất thiên nhiên từ các thành phần có từ tự nhiên chủ yếu như cây lá, hoa quả hay thực vật và khoáng chất như nhau thai cừu, lô hội, bơ, yến mạch...chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tự nhiên. Nổi bật là các sản phẩm chiết xuất từ lá, rễ, thân
45
cây mang cả tính chất dược học nên vừa có tác dụng trị liệu, vừa có tác dụng nuôi dưỡng da. Ngày nay chúng đã được phát triển rộng rãi để tăng tính năng kháng vi sinh vật, kháng oxy hóa, bảo vệ da khỏi các tác hại từ môi trường.
3.3.1. Xây dựng nền sản phẩm chăm sóc da cơ bản
Theo định hướng ban đầu là phát triển sản phẩm dưỡng da, quyết định xây dựng ba nền lotion, serum và kem để so sánh và đánh giá.
3.3.1.1. Nền kem
Công thức nền kem cơ bản sẽ được điều chỉnh và phát triển dựa trên nền kem dưỡng dịu nhẹ dành cho ban ngày. Nền kem cơ bản tạo thành không chứa bất kì hoạt chất và tinh dầu. Tuy nhiên, nền kem sẽ được phối thêm cao chiết, nên có sự thay đổi công thức. Chọn thành phần dầu nền: chọn những loại dầu có thời hạn sử dụng dài, những loại dầu khác nhau sẽ cho kết quả trong nền kem khác nhau do mỗi loại dầu chứa hàm lượng loại axit béo nhất định. Trong mục này, nền kem dành cho mặt được chọn là loại dầu chứa axit béo không bão hòa và bổ sung dưỡng chất cho da là dầu olive.
Lựa chọn hỗn hợp chất nhũ hóa vừa đáp ứng được tính chất cơ học và hóa học của hệ nhũ. Tính chất cơ học thể hiện qua sự khuấy trộn, tốc độ khuấy càng mạnh, những giọt mixen sẽ đồng nhất và kích thước mịn sẽ tạo thành và hệ nhũ sẽ càng bền. Tuy nhiên, tính chất cơ học này tuy đơn giản nhưng cấu trúc hệ nhũ sẽ không bền theo thời gian tại các nhiệt độ khác nhau. Mỗi loại nhũ sẽ có tương ứng một chất nhũ được tạo ra và được đánh giá qua giá trị HLB. Trong đề tài này, hệ kem được chọn là hệ dầu trong nước nên giá trị HLB sẽ cao. [11]
GMS (glycerin monostearate hay glycerol monostearate) là một ester được tạo thành giữa glycerol và axit stearic, có thể phân tán dễ dàng, có tính ổn nhiệt mạnh, ổn định thủy phân và phân hủy sinh học tốt, có thể dễ dàng hình thành mixen và giảm sức căng liên vùng của bề mặt ranh giới O/W có giá trị HLB là 8. Emulgade SE-PF là một chất nhũ hóa mềm mịn trong kem, lotion, có khả năng hạn chế rửa trôi, tính linh hoạt cao và độ ổn định với chất điện ly tốt, có giá trị HLB là 15.
46
Thành phần có cetyl alcohol để làm đặc và tạo nhũ cho hệ kem. Khi tăng thành phần này lên thì nền kem sẽ trở nên đặc hơn hay cứng hơn. Tuy nhiên nếu dùng quá cao thì nền kem sẽ trở nên không đồng đều do khả năng phân tán khi tạo nhũ khó khăn, ảnh hưởng đến cấu trúc và chất lượng của sản phẩm.
Thêm vào một lượng glycerin để ngăn mất nước cho da, tăng cường giữ ẩm. Ngoài ra glycerin còn có khả năng tương hợp rất tốt với da nên làm tăng độ săn và làm dịu da. Vì công thức kem chứa nước là một thành phần dễ bị nhiễm từ những mối nguy từ môi trường xung quanh, nên quyết định lựa chọn chất bảo quản Lipacide C8G của SEPPIC.
Bảng 3.4: Công thức nền kem hoàn chỉnh
CT K1 STT Nguyên liệu % A (Dầu) 1 Emulgade SE-PF 4.5 2 Cetyl alcohol 1.0 3 IPM 2.0 4 Dầu olive 1.0 5 PEG-75 Lanolin 0.5 6 GMS 1.0 B (Nước) 7 Glycerin 6.0 8 Lipacide C8G 0.2 9 Vitamin B3 0.5 10 Allantoin 0.5 11 Nước 82.8 12 Hương
47
Hình 3.8: Nền sản phẩm kem hoàn chỉnh Bảng 3.5: Đặc điểm của mẫu nền kem hoàn chỉnh
Đặc điểm Mô tả
Ngoại quan Màu sữa, mượt, nền mịn
Độ đặc Sệt
Mùi hương Thơm nhẹ, dễ chịu
pH 5.54
3.3.1.2. Nền lotion
Tương tự, công thức nền kem, những chất glycerin, chất nhũ hóa Emulgade SE-PF, chất trợ nhũ hóa cetyl alcohol được thêm vào công thức để tạo độ bền và cảm quan của sản phẩm.
Sử dụng thêm chất trợ nhũ hóa naterol 165 không ion, đây là hỗn hợp tự nhũ hóa giữa glyceryl monostearete và PEG-100 Stearate. Naterol 165 hỗ trợ tạo nhũ tương có tính ổn định cao và cảm giác mềm mịn. EGDS cũng được thêm vào công thức, có tác dụng làm mềm trong mỹ phẩm, là một nguyên liệu tạo vân nhũ và chất hoạt động bề mặt lý
48
tưởng cho công nghiệp mỹ phẩm. EGDS được ưu tiên sử dụng vì tính an toàn và không hề gây kích ứng với da.Chất bảo quản dùng trong công thức này vẫn giữ nguyên như chất bảo quản của sản phẩm kem dưỡng là Lipacide C8G.
Qua sự khảo sát ảnh hưởng của thành phần sáp nhũ và thành phần dầu lỏng, công thức CT L1 được lựa chọn để làm nền lotion được trình bày chi tiết trong bảng
Bảng 3.6: Công thức nền lotion hoàn chỉnh
Phase STT Nguyên liệu %
A (Dầu) 1 Emulgade SE-PF 3.2 2 Naterol 165 4.8 3 IPM 6.0 4 Dầu olive 3.0 5 EGDS 1.0 6 Cetyl alcohol 0.5 7 PEG-75 Lanolin 1.5 B (Nước) 8 Sodium lactate 3.0 9 Glycerin 1.0 10 Lipacide C8G 0.2 11 Vitamin B3 0.5 12 Nước 75.3 13 Hương
49
Hình 3.9: Nền sản phẩm lotion hoàn chỉnh Bảng 3.7: Đặc điểm của mẫu nền lotion hoàn chỉnh
Đặc điểm Mô tả
Ngoại quan Màu trắng đục, mềm
Độ đặc Sệt
Mùi hương Mùi nhẹ
pH 5.38
3.3.1.3. Nền serum
Sepinov EMT 10 là polymer thế hệ mới đóng vai trò tạo cấu trúc gel, làm đặc và nhũ hóa. Điểm đặc biệt là chúng có khả năng nhũ hóa tốt các loại dầu khác nhau với hàm lượng polymer thấp. Quy trình tạo gel sử dụng dễ dàng trong pha dầu hoặc pha nước bằng quá trình lạnh hoặc nóng. Sepinov EMT 10 có khả năng an toàn cao cho làn da mỏng, đặc biệt được sử dụng cho các sản phẩm trẻ em. Sepinov EMT 10 có kết cấu mịn, sáng bóng và mềm mại
50
Công thức có sử dụng dipropylen glycol làm chất giữ ẩm và giảm độ nhớt cho nền serum. Vẫn dùng Lipacide C8G làm chất bảo quản giúp bảo vệ & điều tiết da bằng cáchkhôi phục "lớp axit". Lipacide C8G giúp chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây ra các vấn đề về da và tóc, có tác dụng khử mùi, chống gàu chống bã nhờn và chống