6. Bố cục bài Khoá luận tốt nghiệp
2.4. Nguyên giá Tài sản cố định
Nguyên tắc cơ bản của IAS 16 là các hạng mục tài sản, nhà máy và thiết bị đủ điều kiện được công nhận ban đầu nên được đo lường theo giá gốc.
TSCĐ được theo dõi qua 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, Hao mòn và Giá trị còn lại. Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí hợp lý để hình thành TSCĐ và đưa TSCĐ sẵn sàng vào sử dụng, bao gồm:
Giá mua trừ đi chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán sớm Thuế nhập khẩu
Chi phí vận chuyển và xử lý.
Chi phí trực tiếp để đưa tài sản vào tình trạng làm việc. Chi phí giao hàng và xử lý ban đầu.
22 Chi phí lắp đặt và lắp ráp.
Chi phí phát sinh trong việc kiểm tra xem tài sản có hoạt động tốt hay không.
Phí chuyên nghiệp phải trả cho kiến trúc sư hoặc kỹ sư để cài đặt.
Ví dụ như nguyên giá đất đai có thể bao gồm giá mua ban đầu, phí hoa hồng, phí trước bạ, phí phá dỡ và dỡ bỏ các toà nhà và phí thu dọn và cải tạo đất. Hoặc như nguyên giá của nhà cửa, thiết bị tự xây dựng là giá trị công trình được xây dựng, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình xây dựng.
Đối với các trường hợp như sau nguyên giá TSCĐ sẽ được xác định là:
1. TSCĐ mua ngoài: Nguyên giá = Giá mua + chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt + Thuế Nhập khẩu – Chiết khấu thương mại
2. TSCĐ được biếu tặng: Nguyên giá được xác định bằng giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc được đánh giá từ hội đồng của đơn vị chấp nhận.
3. TSCĐ xây dựng cơ bản: Nguyên giá là tập hợp chi phí phát sinh từ lúc bắt đầu quá trình xây dựng cho đến lúc xây dựng hoàn thành bàn giao.
4. Doanh nghiệp tự sản xuất: Nguyên giá bao gồm giá thành của tài sản cộng chi phí phát sinh để đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
5. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư TSCĐ bằng tiền vay thì lãi tiền vay phải trả được xác định trước khi TSCĐ đưa vào sử dụng và được ghi tăng vào nguyên giá. Nhưng nếu lãi vay phát sinh sau khi TSCĐ đã được đưa vào sử dụng sẽ không được tính vào nguyên giá mà ghi nhận là chi phí lãi vay.