6. Bố cục bài Khoá luận tốt nghiệp
2.5. Hạch toán Tài sản cố định theo Chuẩn mực kế toán Mỹ (U.S GAAP)
2.5.1. Hạch toán tăng Tài sản cố định:
a) Tăng TSCĐ do mua sắm mới:
Nợ TK Tài sản cố định
Có TK Phải trả người bán
Khi thanh toán: Nợ TK Phải trả người bán Có TK Tiền
23
b) Tăng TSCĐ do được biếu tặng:
Nợ TK Tài sản cố định
Có TK Doanh thu do được biếu tặng (Contribution revenue)
c) Tăng TSCĐ do tự xây dựng:
Phản ánh chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Nợ TK Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK liên quan (Tiền, Nguyên vật liệu, Các khoản phải trả, …)
Khi công trình xây dựng hoàn thành, căn cứ vào giá quyết toán ghi nhận tăng nguyên giá:
Nợ TK Tài sản cố định hữu hình
Có TK Xây dựng cơ bản dở dang
d) Tăng TSCĐ do chủ sở hữu góp vốn:
Nợ TK Tài sản cố định Có TK Vốn góp
2.5.2. Hạch toán giảm Tài sản cố định: a) Giảm TSCĐ do thanh lý:
Trường hợp 1: Nếu thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết Nợ TK Khấu hao luỹ kế TCSĐ
Có TK TCSĐ: Nguyên giá
Trường hợp 2: Nếu thanh lý TCSĐ chưa hết khấu hao Nợ TK Khấu hao lũy kế TCSĐ
Nợ TK Lỗ do thanh lý TCSĐ: Giá trị còn lại + Chi phí thanh lý Có TK TSCĐ: Nguyên giá
Có TK Tiền: Chi phí thanh lý
b) Giảm TSCĐ do nhượng bán:
24 Nợ TK Khấu hao luỹ kế TSCĐ
Nợ TK Tiền
Có TK Tài sản cố định
Nếu giá trị còn lại của TSCĐ nhỏ hơn giá trị nhượng bán Nợ TK Khấu hao luỹ kế TSCĐ
Nợ TK Tiền
Có TK Lãi do nhượng bán Có TK Tài sản cố định
Nếu giá trị còn lại của tài sản cố định lớn hơn giá trị nhượng bán Nợ TK Tiền
Nợ TK Khấu hao luỹ kế TSCĐ Nợ TK Lỗ do nhượng bán
Có TK Tài sản cố định
c) Giảm TSCĐ do trao đổi:
Nếu trao đổi TSCĐ cùng loại: TSCĐ cũ trao đổi lấy TSCĐ mới, cùng loại cùng chức năng nhưng không cùng giá trị
Giá trị TSCĐ nhận về < giá trị TSCĐ đem đi Nợ TK Tài sản cố định (Mới)
Nợ TK Khấu hao luỹ kế tài sản cố định Nợ TK Lỗ do trao đổi
Có TK Tài sản cố định (Cũ) Có TK Tiền
Giá trị TSCĐ nhận về > giá trị TSCĐ đem đi, giá trị lãi chênh lệch không được ghi vào khoản lãi mà sẽ được trừ vào nguyên giá TSCĐ nhận về Nợ TK Tài sản cố định (Mới) = NG TSCĐ Mới – Chênh lệch
Nợ TK Khấu hao luỹ kế
Có TK Tài sản cố định (Cũ) Có TK Tiền
25 Nếu trao đổi TSCĐ khác loại:
Bên trao đổi đánh giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ Nợ TK Tài sản cố định (Mới)
Nợ TK Khấu hao lũy kế TSCĐ Nợ TK Lỗ do trao đổi TSCĐ
Có TK Tài sản cố định (Cũ) Có TK Tiền
d) Giảm TSCĐ do đem đi biếu tặng:
Nợ TK Chi phí do biếu tặng Nợ TK Khấu hao luỹ kế TSCĐ Nợ TK Lỗ do biếu tặng
Có TK TSCĐ
Có TK Lãi do biếu tặng
e) Nếu TCSĐ do mất mát, thiên tai, lũ lụt:
Nợ TK Khấu hao luỹ kế TSCĐ Nợ TK Lỗ do thải hồi TSCĐ
Có TK TSCĐ
2.5.3. Khấu hao Tài sản cố định:
Theo chuẩn mực kế toán Mỹ U.S GAAP chi phí khấu hao được sử dụng trong kế toán để phân bổ chi phí của một tài sản hữu hình trong suốt vòng đời hữu ích của nó. Nói cách khác, đó là việc giảm giá trị của một tài sản theo thời gian do quá trình sử dụng tham gia vào sản xuất kinh doanh, hao mòn hoặc do tiến bộ của kỹ thuật khiến tài sản lỗi thời. Thực chất khấu hao là việc tính toán hao mòn của TSCĐ và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để thu hồi lại số vốn đã đầu tư từ kết quả hoạt động của đơn vị.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản lý tốt cũng như tính toán hợp lý, chính xác khấu hao TSCĐ sẽ giúp
26 doanh nghiệp có kế hoạch thu hồi vốn, tái đầu tư TSCĐ đúng thời điểm và đánh giá
chính xác giá trị thực tế của đơn vị. Tính toán chính xác chi phí khấu hao TSCĐ cũng sẽ làm cho thông tin về lãi lỗ của doanh nghiệp trở nên đáng tin cậy hơn. Nhà quản lý từ đó có được những quyết định phù hợp trong tương lai.
Khấu hao làm giảm nguyên giá của TSCĐ. Doanh nghiệp có thể xem xét thông tin này và biết khi nào sẽ thay thế một TSCĐ mới. Ví dụ, một công ty có thiết bị sản xuất thường sẽ thay thế các mặt hàng này tại một số thời điểm trong quá trình hoạt động. Khi khấu hao lũy kế gần với nguyên giá của tài sản, doanh nghiệp sẽ sớm mua thiết bị sản xuất mới để thay thế để không làm gián đoạn sản xuất.
Theo Chuẩn mực kế toán Mỹ (U.S GAAP) cho phép doanh nghiệp khấu hao TSCĐ theo 4 cách như sau:
a) Phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight Line Depreciation Method):
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Trong khấu hao theo đường thẳng, TSCĐ giảm dần đều giá trị theo thời gian và giá trị này được đưa dần đều vào chi phí của từng kỳ với số tiền chi phí là như nhau hàng năm trong suốt vòng đời hữu ích của TSCĐ. Công thức tính khấu hao hàng năm của TSCĐ như sau:
Mức khấu hao hàng năm = (Nguyên giá TSCĐ − Giá trị thu hồi ước tính) Thời gian ước tính sử dụng
Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm 12
Trong công thức trên, giá trị thu hồi ước tính (Salvage value) được xác định bằng Thu thanh lý ước tính - Chi thanh lý ước tính khi hết thời gian sử dụng hữu ích.
Giá trị thu hồi ước tính là giá trị bán lại ước tính của một tài sản khi hết thời gian sử dụng. Nó được trừ vào chi phí của một TSCĐ để xác định chi phí tài sản sẽ được khấu hao. Do đó, giá trị thu hồi ước tính được sử dụng như một thành phần của tính toán khấu hao.
27 Ví dụ: Công ty ABC mua một tài sản với giá 100.000 đô la và ước tính giá trị
thu hồi của tài sản đó sẽ là 10.000 đô la trong 5 năm, khi công ty dự định xử lý tài sản. Điều này có nghĩa là ABC sẽ khấu hao 90.000 đô la chi phí tài sản trong vòng 5 năm, để lại 10.000 đô la chi phí còn lại vào cuối thời gian đó. ABC dự kiến sau đó bán tài sản với giá 10.000 đô la, điều này sẽ loại bỏ tài sản này khỏi hồ sơ kế toán của ABC.
Sẽ có những trường hợp khó để xác định được giá trị thu hồi, hoặc nếu giá trị thu hồi ước tính khá thấp thì không cần thiết phải đưa giá trị thu hồi ước tính vào việc tính toán khấu hao. Thay vào đó, chỉ cần khấu hao toàn bộ chi phí của TSCĐ trong suốt vòng đời hữu ích của nó. Bất kỳ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản cuối cùng sau đó sẽ được ghi lại như một khoản lãi.
b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có hệ số điều chỉnh là 2 (Double Declining Balance Method):
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần với hệ số điều chỉnh là 2 là một trong những phương pháp khấu hao nhanh. Đối với phương pháp này cho kết quả số khấu hao trong những năm đầu sử dụng sẽ cao hơn so với những năm sử dụng sau. Phương pháp này phản ánh thực tế rằng tài sản có năng suất cao hơn trong những năm đầu sử dụng.
Đối với phương pháp này, việc xác định khấu hao sẽ dựa vào Giá trị còn lại của TSCĐ hân với tỷ lệ khấu hao. Tỷ lệ khấu hao của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có hệ số điều chỉnh là 2 sẽ gấp 2 lần tỷ lệ khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Tuy nhiên khác với khấu hao theo phương pháp đường thẳng, giá trị thu hồi ước tính sẽ không bị trừ vào nguyên giá TSCĐ mang ra tính khấu hao mà sẽ được trừ vào mức khấu hao năm sử dụng cuối cùng của TSCĐ.
Tuy nhiên, nếu xét về mặt tính toán, nếu áp dụng công thức khấu hao theo số dư giảm dần có hệ số điều chỉnh là 2 cho tất cả các năm sử dụng TSCĐ thì TSCĐ sẽ không bao giờ được khấu hao hết (giá trị còn lại của TSCĐ không bao giờ bằng
28 không). Vậy nên, mức khấu hao của năm cuối cùng sẽ được tính bằng giá trị còn lại
của TSCĐ vào năm đó và không phụ thuộc vào tỷ lệ khấu hao.
Các bước tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có hệ số điều chỉnh là 2:
Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng
= 1
Thời gian ước tính sử dụng x 100%
Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có hệ số điều chỉnh là 2
= Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng x 2
Mức khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có hệ số điều chỉnh là 2
Mức khấu hao năm cuối cùng = Giá trị còn lại - Giá trị thu hồi ước tính
c) Phương pháp khấu hao theo đơn vị sản xuất (Units of Production Depreciation Method):
Phương pháp khấu hao theo đơn vị sản xuất sẽ khấu hao TSCĐ dựa trên tổng số giờ đã sử dụng hoặc tổng số đơn vị được sản xuất trong vòng đời hữu ích của nó. Phương pháp này cung cấp cách tính phù hợp hơn so với phương pháp đường thẳng, chi phí khấu hao sẽ sát hợp hơn với mức độ sử dụng TSCĐ.
Số khấu hao tính cho 1 đơn vị sản phẩm =
Nguyên giá TSCĐ − Giá trị thu hồi ước tính Sản lượng sản xuất ước tính
Mức khấu hao trong kỳ = Sản lượng đạt được trong kỳ x Số khấu hao tính cho 1 đơn vị sản phẩm
29
d) Phương pháp khấu hao theo tổng của các số năm sử dụng (Sum of the years’ digits Method):
Phương pháp khấu hao theo tổng của các số năm sử dụng là một trong những phương pháp khấu hao nhanh và được dựa trên giả định rằng năng suất của tài sản giảm theo thời gian. Phương pháp này tính chi phí khấu hao cao hơn trong những năm đầu của vòng đời hữu ích của TSCĐ vì TSCĐ có năng suất cao nhất trong những năm đầu đời. TSCĐ mất phần lớn hiệu quả sản xuất của nó trong những năm đầu.
Đối với phương pháp khấu hao này, tỷ lệ khấu hao là một phân số. Các số năm sử dụng dự kiến được cộng lại với nhau và được dùng làm mẫu số của dãy tỷ lệ khấu hao. Tử số của dãy tỷ lệ khấu hao này là số thứ tự năm sử dụng theo thứ tự ngược lại hay dễ hiểu hơn chính là số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. Trong trường hợp thời gian sử dụng dài thì có thể xác định tổng số của năm sử dụng theo công thức: n((n + 1)/2). Trong đó n là số năm sử dụng. Khi đó tỷ lệ khấu hao sẽ có công thức:
Tỷ lệ khấu hao = Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ Tổng các số năm sử dụng của TSCĐ
Mức khấu hao hàng năm = (Nguyên giá TSCĐ - Giá trị thu hồi ước tính) x Tỷ lệ khấu hao
Ví dụ: Mua một máy in trị giá 250.000 đô la, giá trị thu hồi ước tính là 25.000 đô la, tuổi thọ ước tính là 5 năm.
Năm Giá trị khấu hao Tuổi thọ còn lại Tỷ lệ khấu hao Chi phí khấu hao Giá trị còn lại (1) (2) (3) (4) (5) = (2) x (4) (6) = (2) - (5) 1 $225.000 5 5/15 $75.000 $175.000
30 2 $225.000 4 4/15 $60.000 $115.000 3 $225.000 3 3/15 $45.000 $70.000 4 $225.000 2 2/15 $30.000 $40.000 5 $225.000 1 1/15 $15.000 $25.000 Tổng 15 $225.000
e) Hạch toán khấu hao TCSĐ:
Hàng năm sau khi xác định được số khấu hao phải trích ghi nhận Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ
2.5.4. Kế toán sửa chữa TSCĐ:
a) Sửa chữa thông thường TSCĐ (Ordinary repairs):
Sửa chữa thông thường là những sửa chữa với chi phí thấp, sửa chữa phổ biến để duy trì thiết bị hoạt động trong tình trạng bình thường. Sửa chữa thông thường được ghi nhận là chi phí hoạt động khi phát sinh vì chúng không kéo dài tuổi thọ hoặc năng suất hữu ích.
Nói cách khác, sửa chữa thông thường chỉ đơn giản là chi phí bảo trì để đảm bảo máy móc hoặc thiết bị hoạt động tốt. Những sửa chữa này không cải tiến thiết bị hoặc làm cho nó kéo dài hơn.Ví dụ như sơn quét và sửa chữa mái nhà; lau chùi, bơm dầu, điều chỉnh và thay thế bộ phận bị hư hỏng của máy móc, thiết bị.
Chi phí sửa chữa thông thường được định khoản như sau: Nợ TK Chi phí sửa chữa TSCĐ
Có TK Lương phải trả Có TK Tiền
Có TK Dụng cụ…
31 Sửa chữa lớn TSCĐ giúp TSCĐ kéo dài tuổi thọ hữu ích của nó hơn thời gian
dự tính ban đầu. Nói cách khác, sửa chữa lớn đặc biệt giúp nâng cấp hoặc đại trùng tu lại TSCĐ và làm cho TSCĐ tồn tại lâu hơn hoặc tăng khả năng sử dụng của nó. Đây không phải là những sửa chữa và bảo trì chung xảy ra định kỳ trong suốt vòng đời của TSCĐ. Đây là những khoản chi khá lớn.
Vì việc sửa chữa lớn TSCĐ kéo dài tuổi thọ của tài sản, chúng không được ghi nhận là chi phí thông thường ngay lập tức trên báo cáo thu nhập như sửa chữa thông thường. Thay vào đó, việc sửa chữa lớn sẽ được ghi nhận là chi phí vốn và báo cáo trên bảng cân đối kế toán như một sự gia tăng giá trị đối với TSCĐ mà họ đã nâng cấp. Có nghĩa là chi phí sửa chữa làm tăng giá trị sổ sách của TSCĐ đã được sửa chữa, làm tăng chi phí khấu hao trong thời gian còn lại của tài sản.
Tuy nhiên, nếu số tiền chi cho việc sửa chữa lớn không quan trọng, sẽ hiệu quả hơn từ góc độ kế toán để tính chi phí lúc này cho chi phí phát sinh, thay vì điều chỉnh hồ sơ tài sản cố định. Tương tự như vậy, nếu một máy móc có tuổi thọ dự kiến chỉ kéo dài thêm vài tháng, thì việc tính chi phí sửa chữa vào chi phí sẽ hiệu quả hơn. Theo các nguyên tắc kế toán đã được thống nhất chung, việc sửa chữa đặc biệt thường được vốn hóa nếu tuổi thọ hữu ích tăng hơn một năm. Giá trị hao mòn của TSCĐ sau sửa chữa lớn được tính trên cơ sở GTCL của TSCĐ trước khi sửa chữa, tổng chi phí sửa chữa thực tế và thời gian sử dụng sau sửa chữa của TSCĐ.
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được ghi giảm giá trị hao mòn của TSCĐ như sau: Nợ TK Khấu hao luỹ kế TSCĐ
Có TK Tiền mặt
Có TK Phải trả người bán
c) Sửa chữa nâng cấp TSCĐ:
Sửa chữa nâng cấp chính là bổ sung các tính năng và tác dụng cho TSCĐ. Việc sửa chữa nâng cấp làm tăng lợi ích được tạo ra từ TSCĐ, không những thế còn làm giảm các chi phí để duy trì hoạt động TSCĐ. Từ đó mà chất lượng hàng hoá,
32 dịch vụ làm ra cũng được tăng lên, sản lược hàng hoá, dịch vụ làm ra từ TSCĐ cũng
sẽ tăng đáng kể.
Các chi phí nâng cấp TSCĐ sẽ được bổ sung vào nguyên giá của TSCĐ: Nợ TK Tài sản cố định
Có TK Tiền
2.6. Hạch toán TSCĐ theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS (Thông tư 200/2014/TT-BTC): 200/2014/TT-BTC):
2.6.1. Hạch toán tăng Tài sản cố định:
a) Mua sắm Tài sản cố định:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112, ...
Có TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính
b) Nhập vốn góp bằng Tài sản cố định:
Nợ TK 211, 212, 213, 217
Có TK 4111: Vốn đầu tư của chủ sở hữu
c) Nhà tài trợ biếu, tặng TSCĐ đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất