I Đội xây lắp điện Kho Cửa hàng
2.4.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Trong quá trình sản xuất kinh, tài sản hay vốn là yếu tố không thể thiếu để duy trì tính liên tục trong suốt quá trình thực hiện như: Mua sắm trang thiết bị, trả lương nhân công…có thể nói nguồn vốn là yếu tố đầu vào thể hiện khả năng và tiềm lực kinh tế của chủ thể kinh doanh, đồng thời nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tài sản, vốn là yếu tố đầu vào quan trọng nhất, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động đều cần có vốn, trong nguồn vốn Công ty thì vốn lưu động và vốn cố định phải cân đối và phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh, đồng thời giữa vốn và tài sản phải có sự cân đối như vậy mới thực hiện được sức mạnh của Công ty. Để biết được hình hoạt động của Công ty nói chung và quy mô, tốc độ tăng trưởng của vốn, nguồn vốn nói riêng ta nghiên cứu qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Phân tích tình hình biến động tài sản của công ty
ĐVT : Việt Nam Đồng (Nguồn : Phòng kế toán)
Tài sản 2011 2012 2013 Chênh lệch 12/11 Chênh lệch 13/12
Số tiền % Số tiền % A- TSLĐ và ĐTNH 32.313.747.356 14.996.296.364 8.233.249.125 17.317.450.992 53,6 6.763.047.239 45,1 1. Tiền 467.997.992 2.044.589.155 138.869.186 1.576.591.163 336,9 1.905.719.969 93,2 2. Các khoản phải thu 12.266.491.898 5.956.434.874 3.268.756.358 6.310.057.024 51,4 2.687.678.516 45,1 3. Hàng tồn kho 19.570.664.882 4.881.026.973 3.688.122.936 14.689.637.909 75,06 1.192.904.037 22,4 4. TS lưu động khác 8.592.584 2.114.245.362 1.137.502.645 2.105.652.778 24505 976.742.717 46,2 B- TSCĐ và ĐTDH 3.817.371.608 24.946.176.975 24.427.309.846 21.128.805.367 553,5 518.867.129 2,08 1. TSCĐ 1.908.600.047 5.366.611.047 3.603.783.421 3.458.011.000 181,18 1.762.827.626 32,8 2. Chi phí XDCBDD 0 19.087.836.078 20.331.796.575 19.087.836.078 0 1.243.960.497 6,5 3. CPTT dài hạn 1.908.771.561 491.729.850 491.729.850 1.417.041.711 74,23 0 0 Tổng cộng 36.131.118.964 39.942.473.339 32.660.658.971 3.815.354.375 4,15 7.281.914.368 0,5
Nhận xét:
Qua bảng phân tích biến động tài sản của Công ty ở trên ta thấy tài sản của Công ty năm 2012 tăng 4,15% so với năm 2011. Nhưng năm 2013 lại giảm so với năm 2012 là 0,5% nguyên nhân có sự tăng và giảm đó là do:
• Các khoản đầu tư bằng tiền năm 2012/2011 tăng 336,9% tương ứng tăng 1.576.591.163 đồng, điều này chứng tỏ Công ty đưa tiền vào sản xuất kinh doanh tránh ứ động vốn, nhưng năm 2013/2012 lại giảm vì trong thời gian này Công ty đã chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác nên lượng vốn bỏ ra giảm 93,2% tương ứng giảm 1.905.719.969 đồng.
• Các khoản phải thu năm 2012/2011 và năm 2013/2012 đều lần lượt giảm tương ứng là 51,4% và 45,1%, điều này chứng tỏ Công ty không bị chiếm dụng vốn, lượng vốn ứ động trong khâu thanh toán sử dụng hiệu quả.
• Hàng tồn kho của Công ty năm 2012/2011 và năm 2013/2012 cũng lần lượt giảm tương ứng là 75,06% và 24,4%. Chứng tỏ Công ty không bị ứ động hàng tồn kho, vì thế Công ty có khả năng quay vòng vốn nhanh.
Ta thấy việc phân bổ TSCĐ của Công ty tương đối hợp lý vì trong giai đoạn này Công ty đang gặp khó khăn.
• TSCĐ của Công ty năm 2012/2011 tăng 181,18% tương ứng tăng 3.458.011.000 đồng nhưng năm 2013/2012 lại giảm vì giai đoạn này Công ty không có công trình nhiều nên Công ty phải thanh lý một số TS không cần thiết, ví dụ như: xe tải... để thuận tiện để có cơ sở và phát triển trong những năm tiếp theo. CPXDCBD năm 2012/2011 là không tăng còn năm 2013/2012 tăng 6,5% tương ứng tăng 1.243.96.497 đồng. Chi phí trả trước dài hạn năm 2012/2011 giảm 94,23% tương ứng giảm 1.417.041.711 đồng, còn năm 2013/2012 là không tăng.
Qua phân tích tình hình biến động của tài sản, ta thấy giá trị tài sản của Công ty cũng đã thực sự tăng lên về quy mô cũng như khối lượng công việc. Song vốn nằm ở khách hàng còn quá nhiều nên Công ty phải xem xét nghiên cứu, xem xét để tình trạng này càng ngày được cải thiện hơn. Bên cạnh đó cần phát huy yếu tố tích cực đã đạt được, ví dụ như giá trị hàng tồn kho cuối kỳ còn giảm xuống …để góp phần đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty tốt hơn.
Bảng 2 : Phân tích biến động nguồn vốn của công ty cổ phần Phước Vĩnh
ĐVT : Việt Nam Đồng
Nguồn vốn 2011 2012 2013 Chênh lệch 12/11 Chênh lệch 13/12
Số tiền % Số tiền % A- Nợ Phải Trả 31.656.577.231 14.439.94.,054 7.325.377.442 17.216.632.177 54,3 7.114.567.612 49,27 1. Nợ ngắn hạn 31.656.577.231 9.527.176.376 4.805.440.049 22.129.400.855 69,9 4.721.736.327 49,56 2. Nợ dài hạn 0 3.980.653.087 2.519.93.393 3.980.653.087 0 1.460.715.694 36,7 3. Nợ khác 0 932.115.591 0 932.115.591 0 932.115.756 0 B- Nguồn vốn CSH 4.474.541.733 25.502.528.285 25.335.181.529 21.027.986.552 469,9 167.346.756 0,66 Tổng Cộng 36.131.118.964 39.942.473.339 32.660.558.971 3.815.354.375 4,15 7.281.914.368 0,5 (Nguồn : Phòng kế toán)
Nhận xét:
• Qua bảng phân tích biến động nguồn vốn của Công ty ở trên ta thấy nguồn vốn của Công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 4,15% tương ứng tăng 3.815.354.375 đồng và năm 2013 so với năm 2012 giảm 0,5% tương ứng giảm 7.281.914.368 đồng, tổng nguồn vốn của Công ty qua 3 năm có sự tăng và giảm đó là:
• Nợ phải trả năm 2012/2011 giảm 54,3% tương ứng giảm 17.216.632.177 đồng và năm 2013/2012 cũng giảm 49,27% tương ứng giảm 7.114.567.612 đồng.
• Nợ ngắn hạn năm 2012/2011 giảm 69,9% tương ứng giảm 22.129.400.855 đồng và năm 2013/2012 cũng giảm 49,56% tương ứng giảm 4.721.736.327 đồng, điều này chứng tỏ Công ty không tăng nguồn vốn vay ngắn hạn.
• Nợ dài hạn năm 2012/2011 không tăng nhưng năm 2013/2012 giảm 36,7% tương ứng giảm 1.460.715.694 đồng, điều này chứng tỏ khả năng bị chiếm dụng vốn Công ty thấp.
• Nợ khác của Công ty cả 3 năm là không tăng.
• Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2012/2011 tăng 469,9% tương ứng tăng 24.027.986.552 đồng nhưng năm 2013/2012 lại giảm 0,66% tương ứng giảm 167.346.756 đồng.
Tóm lại: Qua việc phân tích biến động tình hình tài sản và nguồn vốn, ta có thể nói rằng: Ba năm vừa qua quy mô và kết quả quá trình hoạt động sản xuất của Công ty đả biến chuyển theo xu hướng khả quan. Nhưng đồng thời vốn kinh doanh cũng như khả năng thu hồi nợ từ phía khách hàng ngày càng tăng lên rõ rệt nên Công ty cần hạn chế tình trạng không tốt này. Đồng thời Công ty phải có những chính sách điều hành, giám sát, kiểm tra hiện tượng trong sản xuất kinh doanh cũng như một số quy chế chặt chẽ trong việc làm nhằm góp phần kích thích hiệu quả hoạt động và làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty.