Cơ cấu tổ chức của công ty 1 Tổ chức bộ máy của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần phước vĩnh (Trang 26 - 28)

I Đội xây lắp điện Kho Cửa hàng

2.3.Cơ cấu tổ chức của công ty 1 Tổ chức bộ máy của công ty

2.3.1. Tổ chức bộ máy của công ty Ghi chú :

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Phước Vĩnh 2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Chủ tịch hội đồng thành viên: Là người đứng đầu hội đồng thành viên, đứng đầu Công ty.

 Chủ tịch hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau:

 Chuẩn bị chương trình kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên.

 Triệu tập và chủ tọa cuộc họp hội đồng thành viên, chuẩn bị chương trình nội dung, tài liệu họp hội đồng thành viên hoặc thực hiện việc lấy ý kiến các thành viên.

 Giám sát việc tổ chức thực hiện quyết định của hội đồng thành viên.

 Thay mặt hội đồng thành viên ký các quyết định hội đồng thành viên, ngoài ra còn có một số quyền và nghĩa vụ khác được quy định trong luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty.

Giám đốc Công ty: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về các việc làm của mình theo nhiệm vụ và quyền hạn đã được hội đồng thành viên thông qua.

Hàng quý tổ chức họp hội đồng thành viên, giám đốc chịu trách nhiệm báo cáo trước hội đồng thành viên về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời vạch ra phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời gian tiếp theo.

Có thể đề cử ra phó giám đốc, bổ nhiệm, ủy nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong Công ty, nhưng phải có sự thông qua của hội đồng thành viên của Công ty. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng pháp luật trong quá trình sản xuất kinh doanh và các việc làm của mình.

Phòng kế hoạch và tổ chức thi công: Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc, tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch thi công các công trình.

Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch, chỉ đạo công tác tài chính, quản lý các nguồn vốn, hạch toán kế toán.

Lập kế hoạch tài chính với các nội dung mà phòng kế hoạch và các phòng ban khác trình lên cấp trên duyệt, lập kế hoạch giá thành, điều chỉnh vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Phòng tổ chức hành chính: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, làm công tác thi đua khen thưởng, thanh tra kỷ luật lao động, quản lý các mặt hành chính, quản lý tài sản văn phòng, tiếp khách,…

Phòng vật tư – xe máy: Có trách nhiệm xác định nhu cầu vật tư xe máy, mua sắm, quản lý, cấp phát kịp thời vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, thanh quyết toán vật tư giữa các đơn vị với Công ty. Phòng vật tư xe máy có các đội phục vụ thi công các công trình giao thông, điện.

Các đội giao thông và xây lắp điện: Đội xây dựng giao thông I, II, đội xây lắp điện I, II, III chịu sự quản lý trực tiếp của phòng kỹ thuật và tổ chức thi công. Các đội xây dựng giao thông và đội xây lắp điện có chức năng thi công các công trình. Đứng đầu là các đội trưởng, là người chịu trách nhiệm trước phòng và trước Công ty về các công việc mình làm.

Kho, cửa hàng, đội xe: Chịu sự quản lý trực tiếp của phòng vật tư và xe máy, có chức năng quản lý các dụng cụ phục vụ hoạt động của các công trình, tổ chức kho tàng bến bãi để xuất nhập và lưu giữ vật tư.

Cửa hàng có chức năng mua bán các loại vật tư thiết bị phục vụ cho các công trình điện và hoạt động mua bán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần phước vĩnh (Trang 26 - 28)