b. Dịch vụ vận tải liên cảng
2.6. Những loại phế liệu bị cấm nhập khẩu tại Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 27 ngày 15/11/2019 quy định chi tiết danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu. Thông tư số 27/2019 sẽ thay thế Thông tư số 41/2018 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024.
Báo cáo tại cuộc họp, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, trên cơ sở rà soát, nghiên cứu các tài liệu trong nước cũng như quốc tế liên quan và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 27/CT-TTg, Bộ TN&MT đề xuất loại bỏ 13/36 loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg.
Những loại phế liệu nhập khẩu bị đưa vào danh sách cấm là các loại nhựa phế liệu mà một số tài liệu quốc tế đánh giá là ít có khả năng tái chế hoặc tỷ lệ tái chế không cao, hiệu quả tái chế thấp, phế liệu nhựa chứa nhiều phụ gia có tính nguy hại nên có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường trong quá trình tái chế hoặc nhựa phế liệu thu hồi chủ yếu từ rác thải sinh hoạt (ống hút, hộp sữa chua, bao bì xốp đựng thức ăn).
Bảng 2.2: Danh mục những loại phế liệu bị cấm nhập nhẩu tại Việt Nam
STT Tên phế liệu Mã HS
1 Thạch cao 2520 10 00
2
Các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng, hoặc các dạng tương tự
30 3
Phế liệu và mẩu vụ của plastic (nhựa) từ polyme styren
(PS): dạng xốp, không cứng
3915 20 10
4
Phế liệu và mẩu vụ của plastic (nhựa) từ polyme vinyl clorua
(PVC): dạng xốp, không cứng
3915 30 10
5 Tơ tằm phế liệu (kể cả kén không thích hợp để quay
tơ, xơ sợi phế liệu và xơ sợi tái chế 5003 00 00 6 Thỏi đúc phế liệu (bằng sắt, thép, gang) nấu lại 7204 50 00
7 Vonfram phế liệu và mảnh vụn 8101 97 00 8 Molypden phế liệu và mảnh vụn 8102 97 00 9 Magie phế liệu và mảnh vụn 8104 20 00 10 Titan phế liệu và mảnh vụn 8108 30 00 11 Zircon phế liệu và mảnh vụn 8109 30 00 12 Antimon phế liệu và mảnh vụn 8110 20 00 13 Crom phế liệu và mảnh vụn 8112 22 00
Nguồn: Theo Quyết định 28/2020/QĐ-TTg