b. Dịch vụ vận tải liên cảng
3.2 Tổng quan về nhập container phế liệu tại cảng
3.2.2 Quy trình nhập container phế liệu của cảng
Cũng như quy trình hàng nhập các mặt hàng khác, quy trình nhập Container phế liệu có các bước như sau. Nhưng quan trọng nhất là giấy phép thông quan của Hải Quan khi có giấy phép thông quan thì cảng mới bắt đầu làm thủ tục giao Container cho khách hàng.
36
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình lấy Container phế liệu nhập khẩu
Diễn giải quy trình:
Bước 1: Khách hàng nộp lệnh giao hàng bản gốc (DO) và tính phí
Bước 2: Phòng thương vụ sẽ giao 2 CMT & hóa đơn (nhận lại 1 liên - bản lưu có chữ ký khách hàng)
Bước 3: Khách hàng nộp tờ khai hải quan & phiếu CMT cho Hải Quan. Hải quan kiểm tra đóng 2 dấu, ký tên lên CMT và giao lại khách hàng 1 bản. Bước 4: Khách hàng nôp lại CMT đã có dấu của Hải Quan cho phòng
thương vụ.
Bước 5: Phòng thương vụ sẽ giao phiếu lấy container và tài xế sẽ di chuyển ra ngoài cổng để làm thủ tục lấy vị trí Container.
3.2.3 Thời gian lƣu bãi container phế liệu
Thời gian lưu bãi tùy thuộc vào hợp đồng với mỗi hãng tàu khác nhau, dao động từ 5 – 15 ngày.
Trong phạm vi từ 5 – 15 ngày cảng sẽ không thu bất kì phí lưu bãi nào. Sau ngày quy định cảng sẽ phụ thu tiền lưu bãi trực tiếp với khách hàng.
3.2.4 Phí lƣu bãi
Phí lưu bãi 5 ngày đầu cảng sẽ không thu phí lưu bãi của khách hàng. Sau thời gian miễn phí, phí lưu bãi sẽ được tính như sau:
- Container 20’: 77,000đ/1 ngày - Container 40’: 154,000đ/1 ngày
37 - Container 45’: 165,000đ/ 1 ngày
3.2.5 Xử lý Container phế liệu quá hạn
Cách xử lý container quá hạn thì phải phụ thuộc vào tình huống container phế liệu đó đang mắc phải, nhưng đa phần phải có chứng nhận của Hải Quan thì cảng mới làm việc tiếp.
Container phế liệu chờ thông quan, nhưng giấy tờ trục trặc và quá trình thông quan lâu. Nên chi phí lưu bãi cao, khi đó khách hàng sẽ nhờ cảng hổ trợ giảm phí để khách hàng có thể lấy container. Trong trường hợp này cảng sẽ xem xét và sẽ hổ trợ giảm chi phí cho khách hàng để có thể giải phóng bãi một cách nhanh nhất và hợp lý nhất
Container phế liệu không được thông quan. Phụ thuộc vào Hải Quan tính chất hàng hóa có thể hàng sẽ tái xuất lại.
Ngày 08/7/2020, Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 4589/TCHQ-GSQL hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc tái xuất phế liệu tồn đọng. Theo đó, để việc tái xuất container phế liệu tồn đọng đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, đúng đối tượng, đồng thời việc quay vòng vỏ container không gặp vướng mắc trong công tác kiểm tra, kiểm soát phế liệu nhập khẩu, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện:
- Trước khi thực hiện tái xuất phế liệu tồn đọng, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố lập danh sách, báo cáo các Hãng tàu/Đại lý hãng tàu, số container, số seal về Tổng cục Hải quan để rà soát, thiết lập tiêu chí. Sau khi Tổng cục Hải quan rà soát và thiết lập các tiêu chí quản lý, Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản hướng dẫn để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và Hãng tàu/Đại lý hãng tàu thực hiện tái xuất phế liệu tồn đọng.
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố yêu cầu các Hãng tàu/Đại lý hãng tàu cam kết thực hiện tái xuất toàn bộ các lô hàng tồn đọng xác định là chất thải, chất thải nguy hại, phế liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để tránh việc lợi dụng chỉ tái xuất lượng hàng hóa còn khả năng tái chế còn để lại cảng biển Việt Nam các loại hàng hóa không còn khả năng tái chế gây ô nhiễm môi trường.
38
Container phế liệu khách hàng từ chối không đến nhận. Trong trường hợp này liên hệ với Hải Quan cách xử lý. Có thể Hải Quan sẽ thu hồi về thanh lý hoặc tiêu hủy. Ngày 29/5/2020, Tổng cục Môi trường đã có Công văn số 1670/TCMT-QLCT về việc xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển, trong đó đã thông báo danh sách các cơ sở đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất để tham gia tổ chức đấu giá các lô hàng phế liệu tồn đọng. Vì vậy, Tổng cục Hải quan chuyển danh sách DN kèm Công văn số 1670/TCMT-QLCT nêu trên để Cục Hải quan tỉnh, thành phố biết và thông báo cho các DN để nộp hồ sơ tham gia đấu giá theo quy định.
3.3 Tác động của chính sách nhập khẩu container phế liệu tới hoạt động của cảng
Tại Quyết định số: 35/2019/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2020. Điều 7: Phối hợp trong việc thực hiện thông quan phế liệu nhập khẩu: Nêu rõ trách nhiệm và bổn phận của các cơ quan chức năng trong quá trình thông quan hàng phế liệu nhập khẩu.
Vì chính sách nhập khẩu Container phế liệu ngày càng siết chặt hơn, dẫn đến việc các Container phế liệu đến cảng phải đợi thông quan và thời gian lưu bãi cao. Container sẽ bị lưu bãi tại cảng một thời gian dài điều đó ảnh hưởng đến hoạt động cảng rất nhiều.
Không những vậy việc siết chặc nhập khẩu phế liệu còn làm giảm sản lượng container phế liệu nhập về cảng.
3.3.1 Số lƣợng Container phế liệu nhập khẩu từ năm 2018 - 2020
Bảng 3.1: Số lƣợng container phế liệu nhập từ 2018 - 2020
Năm 2018 2019 2020
39
Biểu đồ 3.3: Số lƣợng container phế liệu nhập khẩu từ 2018 - 2020
Từ ngày 01/06/2018, CMIT tạm ngưng tiếp nhận tất cả các container hàng nhựa phế liệu vào cảng CMIT bằng tất cả các phương tiện như tàu quốc tế, tàu nội địa, sà lan và xe tải. Nhờ vậy mà số lượng Container phế liệu nhập về tại cảng giảm từ năm 2018 đến 2019 giảm 20%, từ 2019 – 2020 giảm 40%., từ 2018 -2020 đã giảm hơn 50% Năm 2020 do tác động của dịch covid mà container phế liệu bị hạn chế xuất nhập khẩu hơn nữa.
Tuy vậy lượng container phế liệu lưu bãi vẫn còn nhiều vì Hải Quan siết chặt nhập khẩu phế liệu hơn trước.
3.3.2 Ảnh hƣởng đến khả năng khai thác bãi
Trên 90 ngày là thời gian quá hạn của container phế liệu. Hải Quan sẽ xử lý container theo quy định pháp luật.
Phần trăm Container phế liệu phải lưu bãi quá hạn (%) 2018 :
Số lượng container phế liệu lưu bãi 30 – 90 ngày : ~307 container Số lượng container phế liệu lưu bãi trên 90 ngày: ~50 container 2019:
Số lượng container phế liệu lưu bãi 30 – 90 ngày: ~247 container Số lượng container phế liệu lưu bãi trên 90 ngày: ~65 container
0 200 400 600 800 1000 1200 2018 2019 2020
40 2020:
Số lượng container phế liệu lưu bãi 30 – 90 ngày: ~196 container Số lượng container phế liệu lưu bãi trên 90 ngày: ~ 45 container
Bảng 3.2: Phần trăm Container phế liệu lƣu bãi
Năm 2018 2019 2020
Ngày 30-90 > 90 30-90 > 90 30-90 > 90
Số lượng (container) 307 50 246 65 196 45
% container lưu bãi 35% 39% 49%
Biểu đồ 3.4: Phần trăm container phê liệu lƣu bãi
Các container phế liệu nhập ngày cảng bị Hải Quan siết chặt hơn. Các chính sách ngày càng khó khăn hơn trong việc thông quan.
Diện tích container phế liệu lưu bãi chiếm dụng cao nhất khoảng 10% - 5% tùy vào giai đoạn.
Những container phế liệu quá hạn lưu bãi lâu thì phần diện tích chứa các container phế liệu cảng sẽ không thể khai thác được. Làm ảnh hưởng đến năng xuất chứa của
2018 - 35%
2019 - 39% 2020 - 49%
41
bãi. Đặc biết vào những mùa hàng hóa nhiều bãi vướt 100% bãi chổ xếp container bị hạn chế. Mà phần container phế liệu sẽ ở một khu riêng vì đa phần các container phế liệu quá hạn đều chưa được thông quan nên kẹt lại, những container đó sẽ được Hải Quan kiểm hóa nên khu vực đó không thẻ chèn thêm container khác vô được, Như vậy thì rất lãng phí bãi.
3.3.3 Giảm doanh thu
Vì quá trình làm thủ tục thông quan của các container phế liệu đó khá lâu nên chi phí lưu bãi rất cao và bên khách hàng có thương lượng với cảng là giảm chi phí cho họ để họ kéo Container về khi các thủ tục đã hoàn thiện. Như năm 2020 vừa qua cảng đã phải giảm từ 40% – 60% cho khách hàng về phí lưu bãi để có thể giải phóng được số hàng đang bị tồn động và chiếm bãi chứa container.
Một ví dụ lô hàng (20 Container 40 cao) sắt vụn của khách hàng A cập cảng vào tháng 8 2019 do chưa được thông quan buộc phải lưu bãi tại cảng hơn 80 ngày. Trừ 10 ngày đầu miễn phí phí lưu bãi cho khách hàng.
1 ngày lưu bãi tương ứng 154.000đ một Container 20 Container lưu trong 70 ngày: 215.600.000đ
=> Thay vì cảng sẽ nhận được 215.600.00đ tiền lưu bãi nhưng khách hàng thương
lượng nhờ cảng hổ trợ giảm chi phí. Cảng đã hổ trợ khách hàng giảm 50% phí để khách hàng có thể lấy hàng ra. Vậy cảng chỉ thu được về 107.800.000đ tiền lưu bãi.
Làm như vậy ảnh hưởng đến doanh thu của cảng nhưng vi tạo điều kiện hổ trợ khách hàng có thể lấy hàng dễ dàng và giải phóng diện tích trong bãi.
Bảng 1.3: Bảng so sánh thiệt hại về chi phí lƣu bãi
STT Loại container Số lƣợng Thời gian phát sinh phí lƣu bãi Phí lƣu bãi phát sinh theo quy định Phí lƣu bãi thực tế So sánh 1 40 cao 20 70 ngày 215.600.000đ 107.800.000đ -50% 2 20ft 15 40 50.820.000 20.328.000 -40%
42
Có trường hợp Hải Quan sẽ thu lại toàn bộ hàng hóa của khách hàng để thanh lý lại. Trong trường hợp này cảng sẽ không nhận được khoảng chi phí lưu bãi nào cả.
Đầu năm 2018 có 10 Container lô hàng phế liệu phụ kiện xe của khách hàng B nhập vào cảng CMIT. Không được thông quan và các container đó được kéo ra bãi riêng để Hải Quan mở Container kiểm hóa hàng bên trong. Do thời gian thông quan quá lâu nên chủ hàng đã không đến nhận lô hàng này cho đến năm 2020. Buộc Hải Quan phải thanh lý chúng. Với trường hợp này cảng sẽ mất phí lưu bãi. Hoặc có thể thương lượng với hãng tàu để chịu một phần phí những chỉ một nhỏ.
=> Diện tích mà lô hàng đó chiếm dụng trong vòng 2 năm. Nếu đúng cảng đã có thể thu số tiền lưu bãi trong 2 năm đó lên đến hơn 1 tỷ. Nhưng vì khách hàng bỏ hàng không nhận cảng đã mất đi một số doanh thu lớn. Trong khi đó khu vực chứa lô hàng đó không được khai thác để kiếm thêm thu nhập. Ảnh hưởng khá nhiều đến doanh thu của công ty
Bảng 3.2: Thiệt hại khi thanh lý hàng
STT Loại container Số lượng (container) Thời gian lưu bãi Số lượng thanh lý (container) Tổng thiệt hại
1 40 cao 10 2 năm 10 Hơn 1 tỷ cho
phí lưu bãi
3.3.4 Mất an toàn
Đối với Container phế liệu phải kiểm hóa nhiều lần, các hàng hóa bên trong container trào ra gây mất an toàn cho các nhân viên cảng khi làm việc gần khu vực đó.
Không những vậy còn gây ô nhiễm môi trường vì bụi và mùi của các hàng phế liệu đó.
43
Việc container phế liệu nằm trên bãi cảng nên cảng phải có trách nhiệm kiểm tra và giữ gìn Container, việc này dẫn đến viếc tốn chi phí quản lý của cảng nếu Container lưu bãi quá lâu thì chi phí quản lý càng nhiều.
3.4 Môi trƣờng vi mô 3.4.1 Nguồn nhân lực
Con người là nguồn tài nguyên quý giá của CMIT và mang lại thành công cho công ty. Hiện nay công ty có hơn 400 nhân viên chính thức bao gồm cả công nhân lái cẩu, truck tại cảng. Với năng suất tăng nhanh của cảng, CMIT luôn tuyển dụng, chào đón những nhân tài và được đào tạo một cách chuyên nghiệp. CMIT cam kết cung cấp môi trường làm việc thật tốt và công bằng cho tất cả các nhân viên phù hợp luật lao động và theo các nguyên tắc sau đây:
Sức khỏe, an toàn và an ninh Cơ hội làm việc công bằng
Không sử dụng lao động trẻ em Không cưỡng bức lao động Quá trình tuyển dụng minh bạch Đa dạng và hòa nhập
3.4.2.Khách hàng
Khách hàng là nhân tố cốt lõi của môi trường vi mô. Mọi hoạt động marketing đều lấy khách hàng/sự hài lòng hoặc thõa mãn của khách hàng làm trọng tâm. Khách hàng của CMIT là những hãng tàu như: Maersk đây là khách hàng lớn nhất của CMIT, HMM, OOCL, CMA CGM, APL, BIỂN ĐÔNG, YANG MING, KLINE, MSC, MCC....
3.4.3 Đối thủ cạnh tranh
Theo thống kê, hiện nay trên thị trường Việt nam có khoảng 40 công ty trong nước và 50 công ty nước ngoài (cả liên doanh) và hơn 30 hãng cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận vận tải. 38 Các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách chiếm giữ khách hàng, vì thế bắt buộc doanh nghiệp phải luôn cải thiện sản phẩm/dịch vụ để duy trì sự thỏa mãn
44
và hài lòng từ khách hàng nhằm giữ vững và tăng cường lượng khách hàng trung thành. Hiện nay, các công ty Logistics mọc lên rất nhiều, với nguồn nhân lực lớn, trẻ và năng động, đem lại không ít khó khăn do việc cạnh tranh nguồn khách hàng, một số công ty cùng ngành như: SITV, PSA, SSIT, TCTT, TCIT, ....
3.5 Môi trƣờng vĩ mô
3.5.1 Nhân tố chính trị - pháp luật
Môi trường chính trị và hành lang pháp lý của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Sự ổn định về mặt chính trị sẽ giúp cho mối quan hệ của các bên tham gia được thưc hiện. Chính vì vậy, trước khi đặt quan hệ với đối tác, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và tuân thủ các quy định của chính phủ các nước liên quan, tập quán và luật pháp quốc tế liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Việt nam là nước có nên chính trị ổn định, an sinh xã hộ tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại... Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được tiến hành thông qua các chủ thể ở 2 hay nhiều môi trường chính trị- pháp luật khác nhau, thông lệ về thị trường cũng khác nhau. Tất cả cá đơn vị tham gia vào thương mại quốc tế đều phải tuân thủ luật thương mại trong nước và quốc tế. Tuân thủ các chính sách, quy định của nhà nước về thương mại trong nước và quốc tế:
Các quy định về khuyến khích, hạn chế hay cấm xuất khẩu một trong các quy định về thuế quan xuất khẩu. 39
Số mặt hàng
Các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia và hoạt động xuất khẩu.
Phải tuân thủ pháp luật của nhà nước đề ra. Các hoạt động kinh doanh không được đi trái với đường lối phát triển của đất nước
3.5.2 Các nhân tố kinh tế- xã hội
- Sự tăng trưởng của kinh tế của đất nước. Sản xuất trong nước phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hàng xuất khẩu, làm tăng khả năng cạnh
45
tranh của hàng xuất khẩu về mẫu mã, chất lượng, chủng loại trên thị trường thế giới. Nền kinh tế của 1 quốc gia càng phát triển thì sức cạnh tranh về hàng hóa của nước đó trên thị trường thế giới sẽ không ngừng được cải thiện.
- Sự phát triển của hoạt động thương mại trong nước cũng góp phần hạn chế hay kích thích xuất khẩu, bởi nó quyết định sự chu chuyển hàng hóa trong nội địa và