Phân loại và chức năng của cảng biển

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quy trình cấp container rỗng cho khách hàng tại cổng cảng sp ssa (ssit) (Trang 33 - 37)

a. Phân loại theo quy mô và tầm quan trọng

Theo Luật Hàng hải Việt Nam, cảng biển được phân thành các loại sau đây:

- Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng, có qui mô lớn, phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng.

- Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng, có qui mô vừa, phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng và địa phương.

- Cảng biển loại III là cảng biển có qui mô nhỏ, phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.

b. Phân loại theo vai trò và vị trí của cảng

- Cảng tổng hợp (cho địa phương và quốc gia): là các cảng thương mại giao nhận nhiều loại hàng hoá.

- Cảng hàng hoá được chia làm 3 loại: cảng loại A (hay còn gọi là các cảng nước sâu), cảng loại B, cảng loại C.

- Cảng container là cảng chuyên xếp dỡ hàng container, hàng hoá được bảo quản trong các container tiêu chuẩn 20 feet và 40 feet. Trên thực tế, cảng container có thể được xây dựng riêng rẽ hoặc chỉ là bến container trong cảng tổng hợp.

- Cảng chuyên dụng: là các cảng giao nhận chủ yếu một loại hàng hoá (xi măng, than, xăng dầu…) phục vụ cho các đối tượng riêng biệt (cung cấp nguyên liệu, phân phối sản phẩm của nhà máy hoặc các khu công nghiệp dịch vụ…), bao gồm cảng chuyên dụng hàng rời, cảng chuyên dụng dầu, cảng chuyên dụng công nghiệp.

- Cảng trung chuyển và cảng trung chuyển quốc tế:

 Cảng trung chuyển: là cảng cung cấp bến và các dịch vụ hàng hải để xếp dỡ và các tiện ích cho sự chuyển giao và chuyển tải hàng hoá giữa tàu mẹ và tàu con. Thứ hai, vị trí của cảng trung chuyển thường là trung tâm của một khu vực hay vùng nào đó. Cơ sở vật chất kỹ thuật cảng

24

hiện đại, có công suất lớn đủ điều kiện đáp ứng năng lực vận chuyển hàng hoá giữa các tuyến trong vùng hay khu vực đó.

 Cảng trung chuyển quốc tế: là cảng trung chuyển, có chức năng hút container và hàng hoá từ nước khác đến để chuyển đến nước thứ ba.

- Cảng nội địa (ICD): là loại cảng nằm sâu trong nội địa (miền hậu phương của cảng), được gọi là cảng cạn hay điểm thông quan nội địa và được quy hoạch với mục đích sau:

 Thu gom hàng lẻ để đóng vào container trước khi xuất khẩu;

 Phân chia hàng nhập từ container để giao trả cho chủ hàng lẻ;

 Thực hiện thủ tục thông quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong nhiều trường hợp, do sự quá tải về bãi chứa của các cảng container, ICD được xem là một giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ tình trạng trên, tránh sự ùn tắc, làm gián đoạn các quy trình phục vụ container trong cảng. Trong trường hợp này, sau khi được dỡ khỏi tàu, container sẽ được vận chuyển thẳng đến ICD và sẽ lưu bãi, rút hàng, hoàn tất thủ tục trước khi chuyển sang

phương thức vận tải khác.

c. Phân loại theo mô hình quản lý cảng biển:

- Cảng dịch vụ (cảng Nhà nước): Là mô hình quản lý mà trong đó Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng thời cũng sở hữu, quản lý và khai thác tất cả các chức năng của cảng. Theo mô hình này thì sự phát triển của từng cảng sẽ nằm trong tổng thể quy hoạch chung của Nhà nước, do đó hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cảng biển sẽ được tiến hành đồng bộ, không bị chồng chéo, dàn trải do đều được xây dựng bởi cơ quan quy hoạch cảng biển quốc gia.

- Cảng công cụ: Đây là mô hình mà Nhà nước tham gia đầu tư xây dựng và sở hữu tất cả các cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng nhưng Nhà nước có thể không tham gia hoạt động khai thác các cơ sở vật chất này mà giao lại cho các tổ chức khác. Ưu điểm của mô hình này là do Nhà nước đầu tư toàn bộ cơ sở hạ tầng cảng biển nên các nhà khai thác không phải đầu tư gì, do đó tránh được hiện tượng đầu tư trùng lặp dẫn đến dư thừa công suất trang thiết bị.

25

- Cảng cho thuê (chủ cảng): Đây là mô hình mà Nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhưng không tham gia vào hoạt ñộng khai thác cảng mà giao cho tổ chức khác khai thác trên cơ sở thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đó và có trả phí. Nhà khai thác tư nhân sẽ đầu tư và sở hữu các phương tiện và trang thiết bị xếp dỡ, vận chuyển, hệ thống nhà kho bến bãi, đồng thời được phép nhượng quyền cung cấp các dịch vụ trong cảng hoặc tự tiến hành khai thác các trang thiết bị đã đầu tư. Mô hình này tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà khai thác nên thúc đẩy cảng phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

- Cảng thương mại (cảng của doanh nghiệp hoặc tư nhân): Là mô hình mà toàn bộ đất đai, cơ sở hạ tầng của cảng đều thuộc quyền sở hữu, quản lý và khai thác của tư nhân, mọi chính sách của cảng do tư nhân quyết định và mục tiêu hướng tới sự tối đa hóa lợi ích của họ.

d. Phân loại theo đối tượng quản lý:

- Cảng quốc gia: là cảng chính trong hệ thống cảng biển của một quốc gia.

- Cảng địa phương: là cảng có quy mô, phạm vi hấp dẫn hạn chế, chức năng chủ yếu phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Cảng tư nhân: là cảng phục vụ trực tiếp cho một doanh nghiệp.

e. Phân loại theo chức năng cơ bản của cảng biển: Cảng thương mại, cảng khách, cảng công nghiệp, cảng cá, cảng thể thao và quân cảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

f. Phân theo loại điều kiện tự nhiên: cảng tự nhiên và cảng nhân tạo.

g. Phân theo điều kiện hàng hải: cảng có chế độ thủy triều, cảng không có chế độ thủy triều.

h. Phân loại theo quan điểm kỹ thuật của việc xây dựng: cảng mở, cảng đóng, cảng có cầu dẫn và cảng không có cầu dẫn.

2.1.2.2 Tiêu chí của một cảng biển

- Có vùng nước nối thông với biển.

- Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn.

26

- Có lợi thế về giao thông hàng hải.

- Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển.

2.1.2.3 Chức năng

Nhóm chức năng cơ bản:

- Cung cấp phương tiện và thiết bị để thông qua hàng hóa mậu dịch đường biển.

- Cung cấp luồng cho tàu bè vào cảng thuận lợi nhất.

- Cung cấp đường ô tô, xe lửa, tàu song và các Phương tiện vận tải khác ra vào cảng.

- Thực hiện các dịch vụ ngoài xếp dở hàng hóa như sửa chữa, cung ứng tàu thuyền, trú ngụ khi có bão hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.

Nhóm chức năng phụ thuộc:

- Đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khi ra vào Cảng, đẩm bảo cho tàu và thuyền khi di chuyển trong Cảng, cùng với sự an toàn về đời sống và tài sản của tàu khi nằm trong ranh giới của Cảng.

- Bảo đảm vệ sinh môi trường. Nhóm chức năng cá biệt khác:

- Là đại diện cơ quan nhà nước thực hiện các tiêu chuẩn an toàn của tàu thuyền, thủy thủ và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

- Là đại diện của các cơ quan đăng kiểm tàu thuyền.

- Làm dịch vụ khảo sát đường thủy.

- Thực hiện các hoạt động về kinh tế và thương mại.

2.1.2.4 Nhiệm vụ

Các cảng biển ở Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển trong phạm vi trách nhiệm.

- Phối hợp hoạt động của các tổ chức, cơ quan thực hiện chức năng quản lí Nhà nước chuyên ngành tại cảng biển.

27

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các qui định của pháp luật về đảm bảo an toàn cảng và luồng ra, vào cảng.

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lí sự cố ô nhiễm môi trường.

- Cấp giấy phép cho tàu ra, vào cảng và thực hiện các yêu cầu về bắt giữ, tạm giữ hàng hải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Yêu cầu các cá nhân, cơ quan hữu quan cung cấp các thông tin, tài liệu để thực hiện chức năng quản lí Nhà nước của cảng.

Cảng biển có các loại như: cảng thương mại (Commercial Ports), cảng quân sự (Military), cảng cá (Fishing Ports), cảng trú ẩn (Ports Refuge).

Đối với cảng thương mại (cảng buôn) lại được phân thành nhiều loại: cảng biển tự nhiên (Ocean Ports), cảng sông biển (River - Sea Ports), cảng nội địa

(Domestic Ports), cảng Quốc tế (International Ports), cảng tổng hợp (General Ports), cảng chuyên dùng (Specializated Ports).

Cảng thương mại lại có cảng (khu vực) riêng như: cảng bách hoá, cảng than, cảng dầu, cảng hoá chất, cảng container...

2.2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP CONTAINER RÕNG TẠI CẢNG 2.2.1 Khái niệm Booking note

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quy trình cấp container rỗng cho khách hàng tại cổng cảng sp ssa (ssit) (Trang 33 - 37)