Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng là Bệnh viện hạng II, là cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh Lâm Đồng, có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu và có trang thiết bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III.
Trong những năm qua Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng đã thực hiện thu hút đầu tư xã hội có hiệu quả: Thu hút đầu tư xã hội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đa dạng hóa loại hình dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu của người dân. Thu hút đầu tư xã hội đã từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị, phương tiện phục vụ
người bệnh trong điều kiện nhà nước chưa đầu tư, thông qua các hình thức đầu tư từ xã hội hóa một số trang thiết bị được đầu tư lắp đặt đưa vào sử dụng như: Máy CT- Scanner, Siêu âm 3D, Siêu âm tim và mạch máu, Máy tán sỏi ngoài cơ thể, Thận nhân tạo, Hệ thống nội soi tai mũi họng... đã giải quyết tình trạng thiếu hụt về trang thiết bị y tế hiện đại, góp phần đưa kỹ thuật y tế của Lâm Đồng đáp ứng được với tiêu chuẩn của bệnh viện hạng II và dần theo kịp với các bệnh viện tuyến trên hơn và giúp cho Bệnh viện có điều kiện phục vụ bệnh nhân ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên, thu hút đầu tư xã hội còn chậm so với những chỉ đạo của tỉnh, việc sắp xếp, đổi mới cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định 43/NĐCP ngày 25/4/2006 còn mang nặng hình thức, chất lượng chưa cao; từ việc xây dựng đề án, đến thẩm định xác định tỷ lệ ngân sách trợ cấp.
Các hình thức hợp tác liên doanh liên kết với tư nhân trong Bệnh viện còn diễn ra tự phát, chưa có những quy định, định hướng của cơ quan quản lý cấp trên về giá dịch vụ, khấu hao tài sản và tỷ lệ phân chia thu nhập làm cơ sở để Bệnh viện thực hiện, các cơ quan quản lý giám sát.
Thu hút đầu tư xã hội để phát triển các dịch vụ theo yêu cầu và nâng cấp trang thiết bị y tế, đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu vốn và góp phần tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên y tế của Bệnh viện. Tuy nhiên, chính điều này cũng tạo ra sự cách biệt về thu nhập của cán bộ y tế giữa các chuyên khoa. Số thu phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu là số thu phát sinh bởi khoa ngoại, sản. Trong khi đó khoa nội tim mạch lão khoa (phục vụ cán bộ thuộc diện quản lý của Tỉnh ủy) không thể triển khai các dịch vụ theo yêu cầu do đó không có nguồn thu nhập tăng thêm.
- Việc triển khai các dịch vụ theo yêu cầu và liên doanh liên kết với tư nhân để nâng cấp trang thiết bị y tế ở Bệnh viện mà không hình thành các khu vực dịch vụ riêng biệt dẫn tới tình trạng lẫn lộn công tư trong sử dụng nhân lực cũng như cơ sở vật chất. Xu hướng này sẽ thúc đẩy hình thức phí theo dịch vụ và trả trực tiếp từ tiền túi của người bệnh và là nhân tố chính làm tăng thêm tình trạng mất công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế.
Hải Dương
Từ kinh nghiệm của các Bệnh viện trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm thu hút đầu tư xã hội cho Bệnh viện Nhi Hải Dương như sau:
Về Bảo hiểm y tế
- BHYT là là mô hình mà mọi nền y tế trên thế giới hướng tới, tuỳ theo khả năng của ngân sách nhà Nước mà gói quyền lợi của người có bảo hiểm y tế của các quốc gia là khác nhau, nhưng xu hướng chung là gói quyền lợi này càng ngày càng được mở rộng.
- Việc lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế là vấn nạn đối với mọi quốc gia. Đa số các quốc gia dùng hình thức đồng chi trả để hạn chế lạm dụng từ phía người bệnh, dùng phương pháp thanh toán theo nhóm điều trị để hạn chế lạm dụng từ phía bệnh viện, quản lý chặt giá thuốc để hạn chế lạm dụng từ các công ty dược.
- Đối với người nghèo và người cận nghèo, các nước đều có chính sách phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí hoặc hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo.
Về phương thức thu viện phí
- Viện phí không phải là một phương thức tài chính được lựa chọn ở nhiều quốc gia do những lo ngại về khả năng chi trả của người dân. Các quốc gia sử dụng phương thức thu viện phí chủ yếu dưới dạng thu một phần viện phí và phương thức này được xem như phương án tình thế trong khi chưa có nguồn tài chính chính thay thế và thường được sử dụng ở các quốc gia bảo hiểm y tế chưa phát triển mạnh.
- Phương án này có tác động tiêu cực đến tính công bằng trong tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và người nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tạo ra vòng luẩn quẩn “bệnh tật – đói nghèo”. Phương thức này thường được hỗ trợ bởi các chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
Về phương thức liên doanh liên kết
- Phương thức liên doanh liên kết giúp Bệnh viện trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, có giá trị lớn, bù đắp sự thiếu hụt của Bệnh viện, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề:
+ Hầu hết các đề án đều được bệnh viện thực hiện theo phương thức thuê máy móc, thiết bị của doanh nghiệp: Thiết bị y tế dễ thu hồi vốn và có lãi như máy
siêu âm, máy chụp X Quang… các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư. Đối với thiết bị điều trị chuyên sâu trong hồi sức, chống nhiễm khuẩn… vốn đầu tư lớn nhưng lâu thu hồi được vốn… thì doanh nghiệp không sẵn sàng.
+ Lúng túng trong tính giá dịch vụ:
Chưa tính giá trị cơ sở hạ tầng, giá trị thương hiệu, nhân công vào cơ cấu giá thành thu phí sử dụng các thiết bị y tế được xã hội hóa đang diễn ra tại hầu hết các mô hình từ bệnh viện cấp I, II, bệnh viện chuyên khoa hay tự chủ tài chính toàn phần
Trong khi đó, việc thu phí sử dụng các thiết bị y tế xã hội hóa này đều được tính theo giá dịch vụ, cao hơn rất nhiều so với mức viện phí Nhà nước quy định. Và đương nhiên, tất cả mức giá này đổ dồn vào người bệnh, tăng gánh nặng cho người dân.
+ Lúng túng trong chia tỷ lệ phần trăm lợi nhuận giữa bệnh viện và chủ đầu tư. Do khi cho đối tác đặt máy, bệnh viện đã không tính toán kỹ lưỡng khấu hao nhà cửa, chi phí điện, nước, nhân công, giá trị cơ sở vật chất, giá trị thương hiệu của bệnh viện để đàm phán tỷ lệ chia lợi nhuận cho hợp lý, khiến cho việc chia cho doanh nghiệp liên kết tỷ lệ lợi nhuận quá cao, các cơ sở y tế của nhà nước luôn được chia phần lợi nhuận nhỏ hơn.
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ XÃ HỘI TẠI BỆNH VIỆN NHI HẢI DƯƠNG