Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên của bệnh viện

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thu hút đầu tư xã hội tại bệnh viện nhi hải dương (Trang 82 - 84)

- Huy động được nguồn lực tài chính của tổ chức, cá nhân phục vụ công tác CSSK nhân dân, đặc biệt

3.2.2. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên của bệnh viện

Việt Nam là quốc gia được đánh giá cao về sự phát triển y tế nói chung và đạt những thành tựu cao trong lĩnh vực y khoa nói riêng. Giáo dục và y tế là những nền tảng chính của phát triển con người. Đảm bảo cơ hội tiếp cận bình đẳng với DVYT và giáo dục có chất lượng cho người dân có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiến lên mức phát triển con người cao hơn. Ở Việt Nam, mức đầu tư công cho giáo dục có thể so sánh với hầu hết các quốc gia khác trong khu vực, và đầu tư công cho y tế cũng tăng lên. Các chính sách và cam kết chính trị ủng hộ tiếp cận phổ cập các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội cũng đã hình thành. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, những tiến bộ về các chỉ số giáo dục và y tế bao gồm HDI và các chỉ số phát triển con người khác vẫn đi sau phát triển kinh tế. Các DVYT và giáo dục trở nên ngày càng đắt đỏ và kéo theo đó là bất bình đẳng gia tăng. Hậu quả là tiến trình đi lên mức phát triển con người cao hơn của Việt Nam (được đo lường bởi HDI) đã bị đình trệ, ở cả cấp quốc gia và địa phương. Nắm bắt xu hướng này không dễ dàng chút nào, đòi hỏi sự chú ý và nỗ lực đồng bộ của các nhà hoạch định chính sách cũng như hỗ trợ của cộng đồng phát triển. Hiện tại ở Việt Nam, những người khá giả hơn trả nhiều tiền hơn cho các dịch vụ xã hội và do đó nhận được các dịch vụ có chất lượng cao hơn. Vì vậy, họ không quan tâm hay đầu tư vào chất lượng các dịch vụ dành cho người nghèo. Trong khi đó, những người nghèo có hoàn cảnh khó khăn có rất ít lựa chọn và phải chấp nhận những dịch vụ có sẵn, thậm chí ngay cả khi những dịch vụ này chỉ đạt chất lượng dưới mức tiêu chuẩn. Điều này đã khiến các dịch vụ sẵn có, ví dụ như ở các bệnh viện huyện và các trạm y tế xã, bị xuống cấp. Đương nhiên ở bất kỳ quốc gia nào, sự khác biệt nhất định

trong chất lượng các dịch vụ xã hội là không thể tránh khỏi do khả năng chi trả của các cá nhân và hộ gia đình là khác nhau. Tuy nhiên, cần phải xem xét xem mức khác biệt như thế nào là chấp nhận được trong bối cảnh mục tiêu công bằng xã hội của Việt Nam. Cũng cần có những cuộc thảo luận chính sách cụ thể hơn về các tiêu chuẩn dịch vụ tối thiểu dành cho toàn dân nên như thế nào và bao gồm những gì? Việt Nam cần tiếp tục hướng về phía trước và chuẩn bị cho tương lai, cho những loại hình dịch vụ và hệ thống an sinh xã hội mà một đất nước và hoàn cảnh đang thay đổi nhanh chóng sẽ cần đến, cho những vấn đề và thách thức mới nổi như già hóa dân số, biến đổi khí hậu, và cho những nguyện vọng và mong đợi không ngừng thay đổi của người dân Việt Nam. Áp dụng các hệ thống và các cách tiếp cận hiện đại hơn, như sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, cấp kinh phí dựa trên kết quả, cùng với sử dụng tốt hơn các bằng chứng cho công tác lập kế hoạch là những vấn đề mấu chốt để Việt Nam có thể đáp ứng những nhu cầu đang nổi lên và ứng phó với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội, tiếp bước trên con đường phát triển con người ở mức độ cao hơn.

Đại hội XII của Đảng đã có cách tiếp cận mới trong quản lý và phát triển dịch vụ sự nghiệp công trong đó có DVYT tại các BVCL: có nội dung thực hiện theo cơ chế thị trường; có nội dung xác định rõ những đặc trưng của dịch vụ sự nghiệp công không trao đổi theo quan hệ thị trường đầy đủ, mà xác định những giới hạn của thị trường và trách nhiệm rất cụ thể của Nhà nước trong toàn bộ hoặc từng khâu đầu tư, chi trả phí, tổ chức cung ứng và quản lý. Thực chất là bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường đầy đủ, đồng bộ, hiện đại và hội nhập quốc tế. Đổi mới quản lý và phát triển dịch vụ sự nghiệp công phải có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế thị trường, của quản lý nhà nước và mức độ hội nhập quốc tế trong từng giai đoạn. Đặc trưng của dịch vụ sự nghiệp công cũng đòi hỏi xã hội hóa càng sâu rộng càng phải tăng cường trách nhiệm và cơ cấu lại chức năng, vai trò của Nhà nước một cách tương ứng. Tính chất của dịch vụ sự nghiệp công không trao đổi thông qua thị trường đầy đủ, cho nên, cùng với xác định trách nhiệm của Nhà nước là điều chỉnh bằng giá trị văn hóa, đạo đức, bằng năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công theo hướng

hiện đại, chuyên nghiệp và bảo đảm công khai, minh bạch. Trên nền tảng những đổi mới đó mà nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm; bảo đảm tính nhân văn, phục vụ con người của dịch vụ sự nghiệp công; định hình giá trị của chủ nghĩa xã hội trong từng bước đi của công cuộc đổi mới.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thu hút đầu tư xã hội tại bệnh viện nhi hải dương (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w