4. Những thiếu sót và tồn tại Đồ án tốt nghiệp:
4.3.2 Hệ thống truyền động
4.3.2.1. Hệ thống truyền động bánh xích
33
- Cấu tạo hệ truyền động xích gồm: đĩa bị dẫn 1, địa bị dẫn 2, xích 3.
- Nguyên lý làm việc: Xích là một chuỗi các mắt xích nỗi với nhau bằng khớp bản lề. Xích truyền chuyển động và tải trọng từ trục dẫn sang trục bị dẫn nhờ sự ăn khớp các mắt xích với các răng trên đĩa xích ( ăn khớp gián tiếp).
Ưu điểm:
- Có thể truyển động giữa hai trục song song cách nhau xa.
- Khuôn khổ kích thước nhỏ gọn hơn truyền động đai cùng công suất. - Không có hiện tượng trượt, tỷ số truyền trung bình ổn định.
- Hiệu suất cao, có thể đạt 98% nếu được chăm sóc tốt và sử dụng hết khả năng tải. - Lực tác dụng lên trục và ổ nhỏ.
- Có thể cùng một lúc truyền từ một trục bị dẫn tới nhiều trục bị dẫn.
Nhược điểm:
- Nhanh mòn bản lề, nhất là khi bôi trơn không tốt, làm việc nơi có nhiều bụi.
- Vận tốc tức thời của xích và địa xích bị dẫn không ổn định, nhất là do số răng đĩa xích nhỏ.
- Có tiếng ồn khi làm việc.
- Cần bôi trơn hiệu chỉnh căng xích để tăng hiệu suất làm việc.
4.3.2.2. Hệ thống truyền động đai
Hình 4.8: Cấu tạo bộ truyền đai ( Nguồn: chưa rõ)
Cấu tạo gồm các bánh đai và đai truyền động.
Nguyên lý làm việc: Công suất từ bánh đai chủ động truyền cho bánh đai bị động nhờ vào ma sát sinh ra giữa hai bánh đai và đai truyền động.
Ưu điểm:
Có thể truyền động giữa các trục cách xa nhau (<15m)
34
Nhờ vào tính đàn hồi của đai nên tránh được dao động sinh ra do tải trọng thay đổi tác dụng lên cơ cấu.
Nhờ vào sự trượt trơn của đai nên đề phòng sự quá tải trên động cơ. Kết cấu và vận hành đơn giản.
Nhược điểm:
Kích thước bộ truyền đai lớn so với các bộ truyền khác: xích, bánh răng.
Tỉ số truyền thay đổi do hiện tượng trượt trơn giữa đai và bánh đai (ngoại trừ đai răng). Tải trọng truyền lên trục và ổ lớn (Thường gấp 2-3 lần so với bộ truyền bánh răng) do phải cần lực căng đai ban đầu (tạo áp lực pháp tuyến lên đai tạo lực ma sát).
Tuổi thọ của bộ truyền thấp.