Hệ thống nâng hạ ghế ngồi

Một phần của tài liệu Thiết kế xe lăn dành cho người tàn tật (Trang 60 - 62)

4. Những thiếu sót và tồn tại Đồ án tốt nghiệp:

4.3.4 Hệ thống nâng hạ ghế ngồi

37

Cấu tạo dựa theo nguyên lý hoạt động của mặt phẳng nghiêng và thiết kế sử dụng ray trượt giúp thay đổi độ cao của ghế ngồi dành cho người khuyết tật.

Hình 4.12: Phân bố lực trên mặt phẳng nghiêng( Nguồn: chưa rõ)

Ưu điểm:

- Dễ thiết kế tính toán hệ thống trượt và lực nâng dựa theo tải trọng cho trước. - Hệ thống đơn giản, dễ bảo trì.

- Độ cứng vững cao.

Nhược điểm:

- Độ cao của ghế ngồi thay đổi phụ thuộc phần lớn vào góc nghiêng.

- Sử dụng hệ thống nâng khá phức tạp như vit-me, xi-lanh thủy lực hoặc khí nén.

4.3.4.2: Ưu nhược điểm của vit-me, xi-lanh thủy lực hoặc khí nén. - Hệ thống nâng sử dụng xi lanh thủy lực:

Hình 4.13: Xi-lanh thủy lực (Nguồn: chưa rõ)

Ưu điểm:

Tải trọng lớn, an toàn khi sử dụng.

Nhược điểm:

Cấu tạo gồm nhiều phần, phần máy bơm, thùng dầu, xy lanh thủy lực, dây dẫn dầu, van điều khiển tạo thành một hệ thống cồng kềnh, khó bảo trì bảo dưỡng, khối lượng lớn khi lắp đặt, vận hành có nhiều tiếng ồn.

38

- Hệ thống sử dụng xi lanh khí nén.

Hình 4.14: Xi-lanh khí nén (Nguồn: chưa rõ)

Ưu điểm: Tải trọng lớn, nhưng không bằng xy lanh thủy lực. lắp đặt đơn giản, thời gian đáp ứng nhanh.

Nhược điểm: Cũng giống như hệ thống thủy lực, hệ thống khí nén cấu tạo phức tạp, vận hành rất ồn.

- Hệ thống sử dụng vit- me.

Hình 4.15: Vít-me bi (Nguồn: chưa rõ)

Ưu điểm:

Độ chính xác cao, khả năng chịu tại ở mức trung bình đặc biệt là vit-me bi. Hệ thống lắp đặt đơn giản. Hoạt động êm ái.

Nhược điểm:

Giá thành cao, hệ thống lắp đặt phải có độ chính xác cao.

Một phần của tài liệu Thiết kế xe lăn dành cho người tàn tật (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)