3. CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO
3.3.1. Các bước xây dựng mô hình hệ thống sấy đối lưu
Dựa trên các công trình nghiên cứu đi trước và bản vẽ của nhóm chúng tôi thiết kế. Chúng tôi tiến hành chế tạo bằng các máy gia công cơ khí. Việc chế tạo, lắp đặt thiết bị sấy đối lưu theo quy trình sau [7]:
-Bước 1: Tìm hiểu nghiên cứu và lựa chọn về yêu cầu công nghệ và các thông số đầu vào.
-Bước 2: Xác định các thông số kỹ thuật cần thiết cho thiết bị sấy đối lưu để tiến hành thiết kế.
-Bước 3: Xây dựng bản vẽ kỹ thuật hệ thống máy sấy đối lưu bằng các phần mềm máy tính hỗ trợ.
-Bước 4: Lựa chọn các thiết bị phù hợp cho hệ thống sấy đối lưu. -Bước 5: Tiến hành chế tạo và lắp ráp hệ thống sấy đối lưu
-ước 6: Lắp đặt các hệ thống tự động điều khiển và lặp trình chương trình trên máy tính.
-Bước 7: Vận hạnh máy, thử nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị để xây dựng chế độ sấy phù hợp cho nguyên liệu sấy.
-Bước 8: Tiến hành sấy đối lưu thu sản phẩm và đánh giả hiểu quả của thiết bị.
Các bước cụ thể sẽ được trình bày dưới đây:
Bước 1: Tìm hiểu nghiên cứu và lựa chọn về yêu cầu công nghệ và các thông số đầu vào.
Đây là bước đầu tiên chúng ta bắt buộc phải thực hiện, bởi vì nó quan trọng trong quy trình chế tạo và hiệu chỉnh thiết bị.
Dựa vào các yêu cầu công nghệ đã đặt ra, chúng ta lựa chọn các thông số thích hợp để phụ vụ thuận tiện cho việc tính toán, xác định các thông số kỹ thuật của thiết bị [7].
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 90
Bước 2: Xác định các thông số kỹ thuật cần thiết cho thiết bị sấy đối lưu để tiến hành thiết kế.
Khi chúng ta đã có đầy đủ các dữ kiện đầu vào, sau đó chúng ta cần tiến hành [7]:
-Tính toán cân bằng vật chất; -Tính toán cân bằng năng lượng;
-Xác định kích thước thiết bị cần chế tạo và các thông số kỹ thuật của từng thiết bị nhỏ trong hệ thống thấy đối lưu;
-Tính toán độ bền và tính toán cân bằng lực cho thiết bị sấy đối lưu; -Lựa chọn các vật liệu chế tạo phù hợp.
Bước 3: Xây dựng bản vẽ kỹ thuật hệ thống máy sấy đối lưu bằng các phần mềm máy tính hỗ trợ.
-Từ các số liệu đã được tính toán bước 2, chúng ta tiến hành xây dựng bản vẽ kỹ thuật bằng một số công cụ trên máy tính;
-Xây dựng bản vẽ kỹ thuật cho từng thiết bị trong hệ thống sấy; -Xây dựng bản vẽ lắp đặt;
Bước 4: Lựa chọn các thiết bị phù hợp cho hệ thống sấy đối lưu.
Sau khi đã có tất cả các bản vẽ chi tiết về thiết bị hệ thống sấy đối lưu, sau đó chúng ta tiến hành [7]:
-Tìm hiều về thiết bị và mua các thiết bị cần thiết cho hệ thống sấy
-Kiểm tra thiết bị sau khi mua và trước khi lắp đặt vào hệ thống sấy đối lưu.
Bước 5: Tiến hành chế tạo và lắp ráp hệ thống sấy đối lưu
Sau khi đã chuẩn bị các thiết bị đầy đủ và mọi thứ đều hoạt động tốt, chúng ta tiến hành các bước sau [7]:
-Lắp ráp các thiết bị theo thiết kế;
-Gia công các thiết bị phụ trợ theo như đã tính toán và thiết kế;
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 91 Hình 3.1. Quá trình chế tạo và lắp ráp hệ thống sấy đối lưu
Bước 6: Lắp đặt các hệ thống tự động điều khiển và lặp trình chương trình trên máy tính.
Sau khi lắp ráp hệ thống hoàn chỉnh, tiếp theo đó chúng ta lắp đặt hệ thống tự động điều khiển [7]:
-Dựa trên yêu cầu công nghệ và quy trình làm việc của hệ thống sấy đối lưu, chúng ta tiến hành tính toán và lựa chọn thiết bị điều khiển;
-Thiết kế mạch điều khiển theo yêu cầu công nghệ đặt ra;
-Lập trình chương trình hệ thống tự động điều khiển trên máy tính;
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 92
Bước 7: Vận hạnh máy, thử nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị để xây dựng chế độ sấy phù hợp cho nguyên liệu sấy.
Vận hành thiết bị, thử nghiệm và hiệu chỉnh với hai chế độ [7]:
-Vận hành, thử nghiệm và hiệu chỉnh ở chế độ chưa có vận liệu: Cài đặt các thông số công nghệ ảnh hưởng đến quá trình sấy như nhiệt độ, vận tốc sấy, thời gian sấy, …. Nhiệm vụ ở chế độ này là kiểm tra các thiết bị đo lường các thông số công nghệ và kiểm tra hệ thống tự động điều khiển của hệ thống sấy đối lưu. Hiệu chỉnh sai số của thiết bị đó lường trong hệ thống tự động điều khiển so với các thiết bị chuẩn. Trong các trường hợp khác, nếu hệ thống tự động điều khiển có sai sót hoặc chưa đúng với yêu cầu công nghệ thì cẩn phải chỉnh sửa khắc phục ngay và tiếp tục vận hành thử và hiệu chỉnh trở lại nữa.
-Sau đó, chúng ta vận hành, thử nghiệm ở chế độ có vật liệu sấy: đưa vật liệu sấy vào, cài đặt các thống số công nghệ như nhiệt độ, vận tốc sấy, thời gian sấy, chu kỳ cực tím sau đó tiến hành sấy thử nghiệm. Xem xét và hiệu chỉnh sai cố của thiết bị. Nếu sai số so với thiết bị chuẩn thì cần phải hiệu chỉnh lại, tiếp tục thử nghiệm lại. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải kiểm tra năng suất thiết bị, công suất tiêu thụ năng lượng của hệ thống thiết bị có đáp ứng nhu cầu hay không. Trong trường hợp không đạt thì phải hiệu chỉnh lại năng suất thiết bị, chúng ta không thể hiệu chỉnh lại kích thước thiết bị.
Bước 8: Tiến hành sấy đối lưu thu sản phẩm và đánh giả hiểu quả của thiết bị sấy.
-Sau khi chúng ta đã hoàn tất bước 7, chúng ta tiến hành đưa sản phẩm vào sấy với các thông số công nghệ như trong điều kiện đã chọn lựa [7].
-Đánh giá các thông số kỹ thuật của sản phẩm như: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy của vật liệu và chi phí năng lượng;
-Đánh giá độ ẩm cuối cùng của sản phẩm; -Đánh giá chất lượng sản phẩm;
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 93 -Ngược lại, nếu sản phẩm không đạt yêu cầu cần phải xem xét lại tất cả các công đoạn, hiệu chỉnh lại thiết bị cho phù hợp với yêu cầu công nghệ.