Giải pháp về giao tiếp

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trong công ty TNHH TM DV tấn lập (Trang 58 - 59)

5. Bố cục của nghiên cứu

3.2.Giải pháp về giao tiếp

Đào tạo nhân viên cách thức truyền đạt tri thức có hiệu quả, dễ hiểu (thông qua các hoạt động hướng dẫn nâng cao khả năng diễn đạt, trình bày, thuyết trình…), giúp nhân viên cải thiện khả năng của mình để chia sẻ tri thức. Lãnh đạo cần xác định hình thức giao tiếp chủ yếu trong công việc, các vấn đề được xem là công cụ quan trọng để giải quyết và trao đổi có hiệu quả nhất. Mỗi loại hình giao tiếp nội bộ đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

Đối với loại hình giao tiếp tương đối cấp bách, cần có câu trả lời ngay lập tức, điện thoại được xem là công cụ hữu hiệu nhất nhưng nó lại giảm đi tính quan trọng, phức tạp của vấn đề.

Email được xem là phương tiện truyền thông tốt nhất khi các cuộc trao đổi liên quan đến nhiều đối tượng và tiết kiệm thời gian nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề như các nhân viên nhận quá nhiều email không cần thiết, các vấn đề vốn dĩ có thể giải quyết nhanh hơn nếu xử lý qua điện thoại, email gửi đến không đúng đối tượng.

Ứng dụng các loại hình khác nhau của công nghệ thông tin giảm thiểu thời gian di chuyển giúp cho việc chia sẻ thông tin và tri thức nhanh và dễ dàng hơn. Nhân viên đều nhận thấy tầm quan trọng của việc tương tác trực tiếp trong các tình huống đòi hỏi cần thông tin chia sẻ phức tạp. Loại hình tương tác này cũng quan trọng để giúp các nhân viên biết và hiểu rõ tính cách và xây dựng niềm tin với đồng nghiệp của mình. Chính vì vậy, lãnh đạo cũng cần lưu tâm đến việc giao tiếp trực tiếp với cán bộ nhân viên để nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của họ. Từ đó, việc tổ chức các cuộc gặp gỡ, họp nhóm, các hoạt động ngoài trời giữa các thành viên cùng nhóm làm việc là vấn đề cần được cân nhắc.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trong công ty TNHH TM DV tấn lập (Trang 58 - 59)