2. Lý thuyết quản trị cung ứng nguyên vật liệu
2.4.6 Tổ chức quản lý kho nguyên vật liệu
- Kho là nơi tập trung dựtrữnguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị máy móc, dụng cụ chuẩn bị cho quá trình sản xuất, đồng thời còn là nơichứa thành phẩm của công ty trước khi tiêu thụ. Do tính chất đa dạng và phức tạp của nguyên vật liệu nên hệ thống kho của doanh nghiệp phải có nhiều loại khác nhau phù hợp với nhiều loại nguyên vật liệu. Thiết bị kho là những phương tiện quan trọng để đảm bảo gìn giữ toàn vẹn số lượng chất lượng cho nguyên vật liệu (Voer.edu.vn). Do vậy, tổ chức quản lý kho phải thực hiện những nhiệm vụsau:
+ Bảo quản toàn vẹn số lượng, chất lượng nguyên vật liệu cũng như ngăn ngừa hư hỏng, mất mát đến mức tối thiểu.
+ Luôn nắm chắc tình hình nguyên vật liệu vào bất kỳthời điểm nào nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất cho sản xuất.
+ Bảo đảm thuận tiện cho việc xuất nhập kiểm tra bất cứlúc nào.
+ Bảo đảm hạthấp chi phí bảo quản, sửdụng hợp lý và tiết kiệm diện tích kho. - Để thực hiện những nhiệm vụ trên công tác quản lý bao gồm những nội dung chủyếu sau:
+ Công tác sắp xếp nguyên vật liệu: dựa vào tính chất,đặc điểm nguyên vật liệu và tình hình cụthểcủa hệthống kho đểsắp xếp nguyên vật liệu một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo an toàn ngăn nắp, thuận tiện cho việc xuất nhập kiểm kê. Do đóphải phân khu, phân loại kho, đánh số, ghi ký hiệu các vịtrí nguyên vật liệu một cách hợp lý.
+ Bảo quản nguyên vật liệu: Phải thưc hiện đúng theo quy trình, quy phạm nhà nước ban hành để đảm bảo an toàn chất lượng nguyên vật liệu.
+ Xây dựng và thực hiện nội quy vềchế độ trách nhiệm và chế độ kiểm tra trong việc bảo quản nguyên vật liệu.