Phân tích cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy được thực trạng khả năng tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong kinh doanh, xu hướng biến động của các khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn Công ty sử dụng có hợp lý hay không và tình hình công nợ như thế nào để từ đó Công ty có thể lựa chọn, khai thác và sử dụng triệt để nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của mình.
Qua bảng 3.3 ta thấy tổng nguồn vốn tăng với tốc độ phát triển bình quân 124,73%, tổng nguồn vốn tăng là do nợ phải trả tăng lên với tốc độ phát triển bình quân 131,54%. Nguyên nhân là do khoản vay dài hạn của công ty tăng lên đột biến ở năm 2016 với tốc độ phát triển bình quân 144,92%. Vì mở rộng quy mô kinh doanh nên công ty đã phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là đi vay ngân hàng, điều đó làm cho nợ dài hạn tăng lên .Đây là nguyên nhân làm cho chi phí tài chính tăng. Các con số cho ta thấy công ty đang huy động các vốn vay cao, đặc biệt là vốn vay dài hạn.
Bảng3.3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
θbq (%) Giá trị TT (%) Giá trị (%) TT Giá trị (%) TT (%) ƟLH ∆ Ɵ(%) LH ∆ A. NỢ PHẢI TRẢ 5.908.979.200 28,53 11.710.007.358 34,7 10.217.530.884 31,7 198,2 5.801.028.158 87,3 -1.492.476.474 131,54 I. Nợ ngắn hạn 2.005.109.200 9,68 2.052.767.858 6,08 2.016.326.384 6,26 102,37 47.658.658 98,22 -36.441.474 100,27 1. Vay ngắn hạn 1.500.000.000 7,24 2.038.579.700 6,03 1.500.000.000 4,66 135,9 538.579.700 73,58 -538.579.700 99,99
2. Phải trả cho người
bán 0 - 109.078.958 0,005 514.297.329 1,59 - 109.078.958 - 405.218.371 - 4. Thuế và các khoản phải nộp cho NN 0 0 - 2.029.055 0,01 - - - 2.029.055 - II. Nợ dài hạn 3.903.870.000 18,85 9.657.239.500 528,62 8.201.204.500 25,44 247,3 5.753.369.500 84,92 -1.456.035.000 144,92 B. VỐN CSH 14.802.901.191 71,47 22.042.642.801 65,3 22.021.976.983 68,3 148,9 7.239.741.610 99,0 -20.665.818 121,4 I. Vốn CSH 14.802.901.191 71,47 22.042.642.801 65,3 22.021.976.983 68,3 148,9 7.239.741.610 99,0 -20.665.818 121,4
1.Vốn đầu tư của
CSH 6.000.000.000 28,96 9.688.000.000 28,7 9.688.000.000 30,05 161,46 3.688.000.000 100 0 127,06
2. Lợi nhuận tích lũy 8.802.901.191 42,51 12.354.642.801 36,6 12.333.976.983 38,25 140,35 3.551.741.610 99,83 -20.665.818 118,37
II. Các quỹ của doanh
nghiệp - - - - - - - - - - -
TỔNG NGUỒN VỐN ( A + B)
20.711.880.391 100 33.752.650.159 100 32.239.507.867 100 162,9 13.040.769.77
Nợ ngắn hạn năm 2015 là 2.005.109.200 đồng, sang năm 2016 tăng nhẹ lên 2.052.767.858 đồng, và năm 2017 là 2.016.326.384 đồng với tốc độ phát triển bình quân 100,27%. Trong đó chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn chiếm chủ yếu trong nợ ngắn hạn.Công ty đang giữ vững được các khoản nợ ngắn hạn của mình, các khoản nợ ngắn hạn không cao và tăng nhanh sẽ không làm ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính, lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, công ty cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ này, nếu nợ ngắn hạn tăng cao sẽ gây nhiều khó khăn trong tình hình thanh toán của công ty, sẽ làm cho chi phí lãi vay lớn và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty và có xu hướng tăng, giảm với tốc độ phát triển bình quân là 121,4%. Giá trị của nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm do đó tốc độ phát triển liên hoàn của năm 2016 so với năm 2015 tăng 48,9% nhưng sang năm 2017 thì tốc độ liên hoàn giảm đi 1%. Nguyên nhân là vốn đầu tư của chủ sở hữu không tăng (ở năm 2016-2017), nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên chủ yếu là lợi nhuận tích lũy của Công ty tăng.Điều này là không tốt sẽ ảnh hưởng đến tính chủ động trong kinh doanh và khả năng thanh toán của Công ty sẽ gặp khó khăn khi mà nợ phải trả tăng lên quá nhiều.Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng chậm qua các năm. Tốc độ phát triển bình quân của nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm đạt 127,06% do lợi nhuận tích lũy của Công ty tăng.
Qua bảng phân tích 3.3 ta thấy, tổng nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng khá nhanh và phần nào đáp ứng được nhu cầu về vốn kinh doanh ngày một tăng lên của Công ty. Tuy nhiên, công ty cần lưu ý các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn để tránh tình trạng không đủ khả năng thanh toán, gây rối loạn tài chính của công ty.