-Lợi nhuận của công ty bị giảm rất nhiều do các yếu tố như: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh. Và chi phí quản lý tài chính của Công ty còn cao đặc biệt là năm 2016 với tốc độ phát triển liên hoàn đạt 348,11%. Khi mở rộng quy mô kinh doanh thì tăng chi phí là một điều không thể tránh khỏi nhưng với lượng tăng lớn như vậy sẽ là cho lợi nhuận Công ty sẽ giảm
đi một khoản rất lớn. Công ty cần lưu ý về các khoản chi của mình để doanh nghiệp làm ăn có lãi, để tránh rơi vào tình trạng phá sản.
- Khoản phải thu của khách hàng quá lớn nghĩa là Công ty đang bị đơn vị khác chiếm dụng vốn. Nếu không thu hồi nhanh chóng các khoản nợ này thì Công ty sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn để kinh doanh và phải đi chiếm dụng vốn từ các nguồn khác.
- Sự tăng lên của tổng nguồn vốn chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản nợ dài hạn điều này chứng tỏ Công ty đi chiếm dụng vốn ở bên ngoài nhiều, đây sẽ là một bất lợi cho Công ty vì hiện nay chi phí sử dụng vốn vay khá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận, giảm khả năng độc lập tự chủ về vốn của mình. Bên cạnh đó, các khoản phải thu khá cao mà Công ty vẫn chưa thu hồi được điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của Công ty.
-Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty đều lớn hơn 0. Điều này có nghĩa là các khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn. Nguồn vốn ngắn hạn mà DN có được từ bên ngoài không đủ để bù đắp cho hàng tồn kho và các khoản phải thu, DN phải dung nguồn vốn dài hạn để trang trải cho phần còn thiếu. Nhu cầu vốn lưu động tăng giảm không đều qua ba năm tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 139%.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa cao làm cho vòng vay vốn lưu động vẫn còn chậm, kỳ luân chuyển vốn vẫn dài.
- Các khoản phải thu, phải trả của Công ty vẫn còn quá lớn. Đặc biệt là khoản nợ phải trả lớn hơn khoản phải thu là 99,97% đây là gánh nặng lớn của Công ty. Nếu Công ty làm ăn có hiệu quả thì lợi nhuận lớn thu được sẽ trang trải được nợ nần, nhưng nếu lợi nhuận thu được không cao thì có thể Công ty sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ do không đủ khả năng thanh toán.
- Thông qua phân tích khả năng thanh toán ta thấy nhìn chung khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán tạm thời của là tương đối tốt nhưng đầu tư thừa tài sản lưu động. Dựa vào đặc thù kinh doanh của Công ty ta thấy tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản lưu động nên 2 hệ số thanh toán
này cao là một điều hoàn toàn phù hợp. Nhưng hệ số này đang có xu hướng giảm do nợ phải trả ngày càng tăng lên.
- Ta thấy hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán vốn lưu động là không cao do các khoản dùng để thanh toán như vốn bằng tiền, các khoản phải thu, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn thấp hơn rất nhiều so với nợ ngắn hạn.