Về tình hình công nợ

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính tại công ty TNHH – phát triển đức minh hòa bình (Trang 66 - 69)

Đây là vấn đề nổi cộm nhất của Công ty trong những năm qua.Tỷ trọng nợ phải trả chiểm tỷ trọng quá lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty. Điều này phản ánh một thực trạng là trong tổng nguồn vốn mà Công ty đang quản lý và sử dụng có một phần lớn là do vay nợ mà có. Như vậy, Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro về tình hình tài chính.Qua phân tích ta thấy, tỷ trọng của nợ ngắn hạn chiếm rất lớn trong tổng số nợ phải trả.Kết hợp với phân tích khả năng thanh toán ta thấy khả năng thanh toán ngay của Công ty là thấp.Như vậy, rủi ro về khả năng thanh toán là rủi ro ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì tỷ trọng của khoản nợ ngắn hạn là lớn mà các khoản vay và nợ dài hạn của Công ty không có do vậy giải pháp đưa ra ở đây là Công ty có thể giải quyết một phần nợ vay ngắn hạn thành nợ vay dài hạn hoặc trung hạn. Vay ngắn hạn của Công ty chủ yếu là vay ngân hàng nên Công ty có thể gia hạn nợ những khoản nợ đến hạn

trả.Những biện pháp này có thể làm giảm một phần gánh nặng nợ nần, gánh nặng rủi ro thanh toán trước mắt cho Công ty. Bênh cạnh đó, các khoản phải trả người bán cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ vì vậy Công ty cần đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm trả được các khoản nợ này như xây dựng kế hoạch trả nợ cho nhà cung ứng tùy theo từng mặt hàng và nhu cầu của Công ty mà xây dựng kế hoạch trả nợ phù hợp.

Đối với các khoản phải thu thì Công ty nên xem xét lại để phù hợp với mục tiêu và khả năng thanh toán của mình. Qua phân tích ta thấy các khoản phải thu của Công ty là rất lớn mà việc thu hồi công nợ nhanh chóng là rất khó khăn. Công ty có thể sử dụng các biện pháp sau để tình hình thu hồi nợ diễn ra nhanh chóng:

- Cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán nhưng cũng cần có tỷ lệ chiết khấu hợp lý với số tiền mà khách hàng thanh toán.Với những khoản công nợ lớn mà khách hàng thanh toán nhanh trước quy định và đầy đủ số tiền nợ thì khách hàng sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán từ 0,5% đến 1% (tùy theo thời gian mà khách hàng thanh toán) trên số tiền khách hàng thanh toán với Công ty.

- Đối với những khoản nợ khó đòi thì khi kí kết các hợp đồng kinh tế thì phải quy định rõ thời gian, hình thức thanh toán và trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. Chủ động nhắc nhở khách hàng thanh toán đúng hạn khi gần đến hạn thanh toán.

- Trích lập và sử dụng dự phòng như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi…. Điều này sẽ khiến Công ty chủ động trong quá trình kinh doanh và tình hình tài chính sẽ được đảm bảo hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Công (2006), Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính. NXB Đại học kinh tế quốc dân.

2. Phạm Văn Dược (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê. 3. Công ty TNHH-Phát triển Đức Minh Hòa Bình (năm 2015-2017), Báo cáo tài chính

của công ty.

4. Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh lý thuyết và thực hành, NXB tài chính Hà Nội.

5. Một số luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế & QTKD Trường Đại Học Lâm Nghiệp.

6. Một số luận văn tốt nghiệp khoa KT & QTKD Trường đại học Lâm Nghiệp.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ---*---*---*---

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên khoá luận:

“ Nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty TNHH – phát triển Đức Minh Hòa Bình”.

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thanh Liêm Sinh viên thực hiện: Huỳnh Phương Nhung Khoá học: 2014-2018.

*Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH – phát triển Đức Minh Hòa Bình.

*Nội dung nghiên cứu.

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính trong doanh nghiệp.

- Đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH – phát triển Đức Minh Hòa Bình.

- Đánh giá tình hình tài chính tại Công ty TNHH – phát triển Đức Minh Hòa Bình.

- Đề xuất 1 số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty.

* Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập số liệu:

+ Phương pháp kế thừa có chọn lọc những tài liệu đã có.

+ Phương pháp tiến hành điều tra, thu thập tài liệu và số liệu có sẵn thông qua sổ sách của công ty.

+ Phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin. + Phương pháp quan sát.

- Phương pháp xử lý số liệu:

+ Phương pháp thống kê phân tích.

+ Phương pháp phân tích bảng biểu, sơ đồ để thể hiện. + Phương pháp chuyên gia.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính tại công ty TNHH – phát triển đức minh hòa bình (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)