Phân tích các khoản phải trả

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính tại công ty TNHH – phát triển đức minh hòa bình (Trang 51 - 57)

Bên cạnh các khoản phải thu thì các khoản phải trả của Công ty cũng chiểm tỷ trọng rất lớn với tốc độ phát triển bình quân 128,42%. Nợ phải trả chủ yếu là các khoản nợ dài hạn. Nợ phải trả tăng nhanh như vậy là do mở

rộng quy mô kinh doanh cần một lượng vốn lớn trong khi đó các khoản phải thu lại chưa thu hồi được nên buộc phải đi vay vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Bên cạnh đó nợ ngắn hạn của công ty cũng là một con số rất cao điều này sẽ làm cho khoản chi phí lãi vay tăng và sẽ làm giảm lợi nhuận do phải bỏ tiền ra để trả nợ. Do vậy Công ty nên nhanh chóng thu hồi khoản phải thu của khách hàng để bổsung nguồn vốn kinh doanh và giảm khoản vay ngắn hạn. Khi đó chi phí lãi vay sẽ giảm và lợi nhuận của Công ty sẽ cao hơn.

Mặt khác, khoản phải trả cho người bán tăng trong năm 2017 là do huy động vốn cho mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh nên lượng hàng hóa, công cụ dụng cụ mua với số lượng lớn và một phần phải mua chịu của người bán. Do vậy Công ty cũng đang đi chiếm dụng một lượng vốn từ các đơn vị khác.Như vậy, các khoản phải trả của Công ty chiếm một tỷ lệ lớn, điều đó sẽ làm cho tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Công ty cần hạn chế tối thiểu các khoản phải trả bằng cách nhanh chóng thu hồi nợ phải thu. Khi đó tình hình tài chính của Công ty sẽ có nhiều khả quan hơn.

Qua phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả ta thấy tổng các khoản phải trả lớn hơn tổng các khoản phải thu chứng tỏ bên cạnh việc bị chiếm dụng vốn Công ty cũng đang đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác. Công tác thu hồi công nợ chưa được công ty quan tâm thực hiện, chưa giảm được tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau gây mất khả năng thanh toán, làm khó khăn thêm cho tình hình tài chính của Công ty. Nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời Công ty sẽ mất dần tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, mất khả năng thanh toán.

Bảng3.9: Các khoản phải thu, phải trả của Công Ty

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh năm

2016/2015

So sánh năm

2017/2016 θbq

(%)

Giá trị (%) TT Giá trị (%) TT Giá trị (%) TT (%) θlh Giá trị (%) θlh Giá trị

A. Các khoản phải thu 1.084.652.623 100 4.034.559.083 100 1.917.313.964 100 371,96 2.949.906.460 47,52 -2.117.245.119 132,9

1. Phải thu của khách

hàng 1.084.652.623 100 4.034.559.083 100 1.917.313.964 100 371,96 2.949.906.460 47,52 -2.117.245.119 132,9 2. Các khoản phải thu

khác 0 - 0 - 0 - - - - - -

B. Các khoản phải trả 6.508.979.200 100 11.819.086.320 100 10.733.857.270 100 181,58 5.310.107.120 90,82 -1.085.229.050 128,42

1. Vay và nợ ngắn hạn 2.005.109.200 30,8 2.052.767.858 17,53 2.016.326.384 19,73 102,37 47.658.658 98,22 -36,441 100,27 Phải trả cho người bán 0 - 109.078.958 0,93 514.297.329 5,03 - - - - - Thuế và các khoản phải

nộp cho NN 0 0 - 2.029.055 0,02 - - - - -

Phải trả người lao động 600.000.000 9,22 0 -- 0 - - - - - - Các khoản phải trả ngắn

hạn khác 0 - 0 - 0 - - - - - -

2. Vay và nợ dài hạn 3.903.870.000 59,98 9.657.239.500 81,77 8.201.204.500 80,22 247,3 5.753.369.500 84,92 -1.456.035.000 144,92

Tỷ lệ các khoản phải

thu/ phải trả(A/B) 0,17 0,34 0,18 200 0,5 52,94 1,42 102,89

Ta thấy tỷ lệ giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả đang có xu hướng giảm dần (vào năm 2017) chứng tỏ số vốn Công ty đi chiếm dụng nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng. Điều này là do khoản vay và nợ ngắn hạn và khoản phải trả người bán tăng. Tình trạng nợ nần của Công ty đang có xu hướng tăng vì vậy Công ty cần có giải pháp hợp lý để thu hồi các khoản phải thu, tăng lượng hàng tồn kho để khắc phục tình trạng khó khăn khi thanh toán các khoản nợ phải trả.

3.9. Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty

3.9.1.Phân tích các hệ số tài chính chủ yếu

Để nhận biết được khả năng thanh toán của Công ty ta đi phân tích các hệ số khả năng thanh toán qua bảng 3.10 sau đây:

Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty các năm đều lớn hơn 2 điều này chứng tỏ khả năng thanh toán thanh toán tổng quát của Công ty cao. Năm 2015, hệ số thanh toán tổng quát là cao nhất là 3,5 do tổng nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ nên khả năng thanh toán tổng quát của năm 2015 là cao nhất nhưng nếu hệ số thanh toán tổng quát cao như vậy thì chứng tỏ Công ty đầu tư thừa tài sản lưu động. Đến năm 2016 hệ số thanh toán tổng quát giảm đi là 2,88 là do tổng nợ phải trả tăng lên rất nhanh nhưng với hệ số này, khả năng thanh toán tổng quát của Công ty vẫn rất tốt. Điều này chứng tỏ tổng tài sản hiện có đủ để chi trả các khoản nợ của Công ty. Năm 2017 hệ số này lại tăng lên 3,25, tuy cũng không cao nhưng vẫn là một điều đáng lo ngại cho khả năng thanh toán của công ty.

Hệ số thanh toán tạm thời của Công ty năm 2016 là 5,59 do đặc thù kinh doanh chính của Công ty là buôn bán và vận chuyển nên phải đầu tư nhiều vào tài sản lưu động khác này làm cho tài sản ngắn hạn của Công ty tăng lên. Hệ số thanh toán tạm thời quá cao như vậy cũng là không tốt vì có thể Công ty đã đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn và số vốn đó có thể sử dụng không hiệu quả. Bên cạnh đó, năm 2017 hệ số thanh toán tạm thời của Công ty giảm xuống còn 4,49 như vậy có thể thấy Công ty có khả năng thanh

toán nhưng với mức độ chưa thật sự đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Khả năng thanh toán nhanh của Công ty đang có xu hướng tăng giảm không đều. Năm 2016 có thể thấy là năm mà Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ là tốt nhất đạt 2,05. Năm 2015 hệ số khả năng thanh toán nhanh là 1,11 và năm 2017 khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm xuống so với năm 2016 là 1,86.Hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ rằng khả năng thanh toán nhanh của Công ty khá khả quan. Nhưng bên cạnh đó thì Công ty cần đẩy nhanh việc thu hồi các khoản phải thu của khách hàng để lấy tiền thanh toán các khoản nợ.

Hệ số thanh toán vốn lưu động của Công ty có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 108,4%. Nhưng hệ số thanh toán vốn lưu động này đều nhỏ hơn 0,5 điều này cho thấy Công ty đang thiếu tiền để thanh toán các khoản nợ tới hạn và các khoản chi tiêu cho các hoạt động dịch vụ hành chính thường xuyên của Công ty. Hệ số thanh toán vốn lưu động của Công ty thấp là do lượng tiền mặt chiếm tỷ lệ rất nhỏ, do vậy Công ty có thể bổ sung lượng tiền mặt bằng cách trích một phần lợi nhuận vào quỹ tiền mặt của mình.

Qua phân tích ta thấy tình hình thanh toán của Công ty đang có xu hướng gặp nhiều khó khăn. Công ty cần cố gắng khắc phục những mặt chưa được như tăng khả năng thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán vốn lưu động để từ đó tạo niềm tin tới các đối tượng quan tâm đến Công ty.

Bảng 3.10: Một số hệ số tài chính chủ yếu ĐVT: Đồng Khoản mục Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 θbq (%) Giá trị θlh (%) Giá trị (%) θlh 1. Tổng nợ ngắn hạn 2.005.109.200 2.052.767.858 102,37 2.016.326.384 98,22 100,27 2. Tổng nợ dài hạn 3.903.870.000 9.657.239.500 247,3 8.201.204.500 84,92 144,92 3. Tổng nợ phải trả 5.908.979.200 11.710.007.358 198,2 10.217.530.884 87,3 131,54 4. Tổng tài sản ngắn hạn 6.506.567.552 11.488.321.657 176,6 9.060.027.189 78,9 118,04

5. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.145.718.919 166.744.538 14,55 1.844.521.816 1106,2 126,86

6. Các khoản phải thu 1.084.652.623 4.034.559.083 371,96 1.917.313.964 47,52 132,9

7. Tổng tài sản 20.711.880.391 33.752.650.159 162,9 33.239,507.867 95,5 124,72

8.Nguồn vốn chủ sở hữu 14.802.901.191 22.042.642.801 148,9 22.021.976.983 99,0 121,4

9. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - -

a. Hệ số thanh toán tổng quát (7/3) 3,5 2,88 82,28 3,25 112,85 96,36

b. Hệ số TT tạm thời (4/1) 3,24 5,59 172,53 4,49 80,32 117,7

c. Hệ số TT nhanh (5+6+9)/1 1,11 2,05 184,68 1,86 90,73 129,4

d. Hệ số TT tức thời (5/1) 0,57 0,08 14,03 0,91 1137,5 126,3

e. Hệ số TT vốn lưu động (5/4) 0,17 0,01 5,88 0,20 2000 108,4

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính tại công ty TNHH – phát triển đức minh hòa bình (Trang 51 - 57)