Đánh giá khả năng độc lập tự chủ về tài chính của Công ty cho ta thấy một cách khái quát về tốc độ tăng giảm vốn chủ sở hữu và công nợ trong tổng nguồn vốn có hợp lý hay không qua đó đưa ra các biện pháp để nâng cao tính
độc lập, tự chủ về tài chính của mình. Để hiểu rõ hơn về khả năng độc lập tự chủ về tài chính của Công ty TNHH – phát triển Đức Minh Hòa Bình ta phân tích bảng 3.4:
Tỷ suất tài trợ: tỷ suất tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn riêng của Công ty trong tổng nguồn vốn. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ Công ty càng có nhiều vốn tự có, phản ánh tính độc lập cao do đó không chịu sức ép của ràng buộc nợ vay. Ta thấy, tỷ suất tự tài trợ của công ty có xu hướng tăng giảm không đều tuy nhiên vẫn giữ ở mức ổn định không tăng nhanh và cũng không giảm nhanh, năm 2015 tỷ suất tự tài trợ đạt cao nhất là 0,71, năm 2016 giảm là 0,65 và tăng nhẹ lên 0,68 ở năm 2017 với tốc độ phát triển bình quân ba năm là 97,34%, giảm 2,66%.Nguyên nhân làm cho tỷ suất tự tài trợ giảm là do trong năm 2016 Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực chăn nuôi nên cần một lượng vốn lớn nên phải đi vay nợ ngắn hạn, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chủ yếu tăng lên là do bổ sung lợi nhuận kinh doanh từ các năm trước chuyển sang. Mà tốc độ tăng của tổng nguồn vốn chủ yếu là do nợ phải trả tăng lên. Điều này cho thấy nếu chỉ dùng vốn chủ sở hữu của mình để đầu tư thì Công ty vẫn có khả năng nhưng không cao do vậy Công ty phải đi huy động nguồn vốn vay từ bên ngoài. Chính vì vậy mà tỷ suất tài trợ của công ty giảm ở năm 2016 xuống 65% Công ty cần quan tâm hơn đến việc nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu để củng cố vững mạnh cho tình hình tài chính của mình thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất góp phần nâng cao nguồn vốn của của Công ty, tạo uy tín với khách hàng, đối tác kinh doanh.
Tỷ suất nợ phản ánh quan hệ giữa tỷ lệ vốn vay và tổng nguồn vốn của Công ty, tỷ suất nợ càng cao cho thấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng thấp.Công ty sẽ chịu nhiều sức ép từ bên ngoài hơn khi tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn càng cao. Ta thấy, tỷ suất nợ có xu hướng tăng, giảm nhẹ qua các năm. Nếu trong năm 2015 tỷ suất nợ là 28% thì sang năm 2016 tăng lên 35%, nhưng năm 2017 thì giảm xuống 32%. Tỷ suất nợ của 2016 và 2017 cao hơn
nhiều so với 2015điều này cho thấy các khoản vay ngắn hạn và các khoản phải trả của công ty cũng tăng nhanh. Nguyên nhân là công ty cần một nguồn vốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và vận chuyển hàng hóa của mình, đầu tư về mua sắm tài sản cố định, nguyên vật liệu, nhà cửa văn phòng,…do đó công ty đã phải đi vay vốn, điều đó làm cho nợ phải trả của công ty tăng lên.Vì vậy Công ty cũng cần phải chú ý đến việc khi hoạt động kinh doanh của mình ổn định thì nên thanh toán các khoản nợn ngắn hạn tránh sự lệ thuộc về vốn từ bên ngoài, tăng tính chủ động về hoạt động kinh doanh của mình.
Hệ số đảm bảo nợ của công tytăng nhanh vào năm 2016 là 53% và giảm ở năm 2017 là 46%. Điều này cho thấy công ty đang dần ổn định được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.Hệ số đảm bảo nợ được đánh giá là an toàn khi có giá trị bằng 2. Qua bảng phân tích ta thấy hệ số đảm bảo nợ các năm của Công ty rất thấp do nợ phải trả tăng lên quá cao. Nếu lấy toàn bộ nguồn vốn chủ sở hữu để bù đắp cho nợ phải trả thì Công ty sẽ không còn vốn để kinh doanh và không thể tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình.
Bảng 3.4: Tình hình độc lập tự chủ về tài chính của Công ty
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Giá trị Năm 2016 θlh Năm 2017 θbq (%) (%) Giá trị (%) θlh 1. Tổng nguồn vốn 20.711.880.391 33.752.650.159 162,9 32.239.507.867 95,5 124,73 2. Nguồn vốn CSH 14.802.901.191 22.042.642.801 148,9 22.021.976.983 99,0 121,4 3. Nợ phải trả 5.908.979.200 11.710.007.358 198,2 10.217.530.884 87,3 131,54 a. Tỷ suất tài trợ (2/1) 0,71 0,65 91,4 0,68 103,66 97,34 b. Tỷ suất nợ (3/1) 0,28 0,35 121,6 0,32 91,41 105,43 c. Hệ số đảm bảo nợ (2/3) 0,39 0,53 133,1 0,46 88,18 108,34