Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sơn của công ty TNHH hiệp thành (Trang 30 - 31)

4. Kết cấu của đề tài

1.6.1. Phương pháp so sánh

Là phương pháp lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất. So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã dược lượng hóa có nội dung và tính chất tương tựnhau.

Dùng phương pháp so sánh để so sánh để so sánh năm sau so với năm trước để biết được xu hướng thực tếso với kếhoạch, đểbiết mức độ hoàn thành kế hoạch. So sánh các doanh nghiệp cùng ngành hoặc trung bình ngành để biết vị trí tương đối của doanh nghiệp.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp so sánh là cho phép tách ra được các nét chung và nét riêng của hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó có thể đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay chưa hiệp quả để tìm ra phương pháp tối ưu cho từng trường hợp.

Khi áp dụng phương pháp so sánh cần tuân thủnhững nguyên tắc sau:

- Các chỉ tiêu hay kết quảtính toán phải tương đương nhau vềnội dung phản ánh và cách xác định.

- Trong phân tích có thểso sánh tuyệt đối hoặc tương đối.

Số tuyệt đối là tập hợp trực tiếp các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tế được phản ánh, phân tích bằng sốliệu tuyệt đối cho thấy được quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường của hiện tượng. Vì thế dung lượng ứng dụng sốtuyệt đối trong so sánh nằm trong khuôn khổnhất định.

Số tương đối là sốbiểu thị dưới dạng phần trăm, số tỷlệhoặc hệsố. Sửdụng số tương đối có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu của các hiện tượng kinh tế, đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu không tương đương đểphân tích, so sánh.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sơn của công ty TNHH hiệp thành (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)