Tổng quan ngành sơn

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sơn của công ty TNHH hiệp thành (Trang 31 - 33)

4. Kết cấu của đề tài

1.7.1.Tổng quan ngành sơn

Hơn 400 năm trước thì người Việt Nam đã biết sử dụng các sản phẩm sơn tự nhiên được chiết xuất từ chính cây sơn để trang trí bảo vệ cho các sản phẩm gỗ quý giá. Lớn sơn thiên nhiên này nó tuổi thọrất dài và ngày nay vẫn được các nghệ nhân sơn mài ưa chuộng sửdụng trong những bức tranh của họ.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 600 doanh nghiệp lớn nhỏ về ngành sơn, và có sự cạnh tranh mạnh mẽgiữa sơn nội và sơn ngoại nhập.

Trong thời điểm hiện nay thị trường bất động sản đã qua giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ với hàng loạt công trình khắp cả nước. đây cũng chính là nền tảng để ngành sơn tăng trưởng mạnh. Với hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sơn hầu hết các hãng son lớn đều xuất hiện tại thị trường Việt Nam dẫn đến những cuộc cạnh tranh gay gắt giữa sơn ngoại và sơn nội.

Điểm chung của thị trường sơn cao cấp là đa số các công ty đều có nhà máy và hệ thống phân phối, chiếm 35% trên toàn thị trường. Phân khúc trung cấp như các thương hiệu: Expo, TOA hay Maxilite đến Akzo Nobel chiếm 25% thị trường. Các nhóm dành cho phân khúc kinh tế, giá tiền bình dân chiếm 15% thị trường với các thương hiệu trong nước như: Kova, Tito, Nero, Hòa Bình cũng đang khẳng định mình bằng những nổlực vềgiá cạnh tranh.

Các hãng sơn có thị phần rất lớn như Dulux, Jotun,Mykolor với phân khúc tiện ích khi mua sơn. Các đại lý sơn được cấp máy pha màu tại đại lý, mang lại tiền ích nhanh chóng khi mua sơn.

Hiện tại Việt Nam có 600 doanh nghiệp ngành sơn trong đó có 70 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của VPIA – Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam:” Trong 5 năm qua, mặc dù sơn ngoại có số lượng ít nhưng chiếm hơn 65% thị trường Việt Nam, trong khi đó sơn nội chỉ chiếm 35% nhừn đang có tốc độ tăng trưởng khả quan.”

Trong năm 2018, nhu cầu xây dựng tăng lên. Tổng lượng sơn Việt Nam đạt gần 250 triệu lít/năm, trong đó mảng sơn trang trí chiếm tới 180 triệu lít, chiếm khoảng 65% và đạt giá trịkhoảng 54% toàn ngành.

Thị trường sơn trong nước các năm gần đây, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng sơn pha tại nhà máy sản xuất, không tin tưởng vào sơn pha màu tại đại lý sơn. Khi mà có nhiều cuộc tranh luận về sơn dùng máy pha và sơn nhà máy. Qua thực tế sơn pha màu tại đại lý sơn có độ bền màu kém hơn, rủi ro hàng giả nhiều hơn, chi phí cao hơn khách hàng đã tin dùng các sản phẩm sơn tại nhà máy hơn.

Thị trường sơn ởHuế

Thừa Thiên Huế là vùng đất có tiềm năng du lịch, nơi đây có nét văn hóa đặc sắc và có rất nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử. Người dân nơi đây rất chú trọng đến việc lựa chọn các loại sơn vẫn giữ được những nét cổ kính vốn có vừa đem lại cảm giác mới mẽtrong quá trình xây dựng, tu sửa.

Thừa Thiên Huế ngày càng thu hút được đầu tư nước ngoài, đời sống kinh tế ngày càng phát triển vì vậy nhu cầu vềxây dựng các công trình, chung cư, nhà ởngày càng nhiều. Đây chính là cơ hội hấp dẫn để các doanh nghiệp kinh doanh sơn thâm nhập vào thị trường Huế.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sơn của công ty TNHH hiệp thành (Trang 31 - 33)