Địa bàn: Các trường THPT Phan Đăng Lưu, THPT Bắc Yên Thành, THPT

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho học sinh qua dạy đọc hiểu văn bản chí phèo của nhà văn nam cao (Trang 35 - 36)

Yên Thành II, Yên Thành, Nghệ An.

3.2.2. Thời gian và quy trình TN

- Thời gian thực nghiệm: Văn bản Chí Phèo được chúng tôi dạy ở học kì I chương trình lớp 11.

- Quy trình TN: Gồm 3 giai đoạn:

+ Chuẩn bị TN: Xác định nội dung TN, đối tượng, thời gian và địa bàn TN. + Triển khai TN: chúng tôi tiến hành soạn giáo án TN cho phần đọc hiểu VB; trao đổi với GV dạy lớp ĐC và GV dạy lớp TN về nội dung và phương pháp, về mục đích TN; đưa giáo án cho GV dạy TN. Các tiết dạy TN và ĐC được tiến hành như các tiết học bình thường khác. Các lớp dạy TN, GV tiến hành dạy giáo án do chúng tôi thiết kế còn các lớp ĐC, GV dạy theo giáo án của GV soạn. Trong thời gian TN, chúng tôi dự giờ các lớp TN và ĐC, trao đổi, góp ý với GV dạy TN và GV dạy ĐC. Chúng tôi tiến hành cho HS các lớp TN và ĐC làm kiểm tra cùng một đề bài và thu lại bài làm của các em.

+ Xử lí kết quả TN: Chúng tôi tiến hành xử lí kết quả TN qua việc quan sát giờ dạy của GV và đánh giá, nhận xét bài làm của HS.

3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệmCHÍ PHÈO CHÍ PHÈO

(Nam Cao) A. Mức độ cần đạt

1. Về kiến thức

- Phân tích và cảm nhận được một số vấn đề về nhân vật Chí Phèo như: Quá trình tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo, diễn biến tâm lí tinh tế, phức tạp của nhân vật sau khi bị Thị Nở từ chối. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình; nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật; ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, giọng điệu linh hoạt…

trích.

2. Về kĩ năng

- Đọc - hiểu tác phẩm truyện ngắn. - Phân tích nhân vật văn học.

3. Về thái độ

- Giáo dục thái độ sống tích cực: không bị ảnh hưởng và chi phối bởi hoàn cảnh.

- Có thái độ cảm thông, thấu hiểu cho hoàn cảnh của người khác. - Sống có lòng nhân ái, bao dung.

=> Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh: Năng lực cảm thụ thẩm mĩ; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt.

B. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC

Hướng dẫn HS tiếp cận và khám phá tác phẩm qua phương pháp phát vấn, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề, PP thảo luận nhóm, đóng vai, sơ đồ tư duy; kĩ thuật tranh luận, phản biện, kĩ thuật động não, khăn trải bàn, trò chơi.

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho học sinh qua dạy đọc hiểu văn bản chí phèo của nhà văn nam cao (Trang 35 - 36)