Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho học sinh qua dạy đọc hiểu văn bản chí phèo của nhà văn nam cao (Trang 48 - 50)

- Đề số 2: Từ câu chuyện của Chí Phèo, anh/ chị hãy viết một đoạn văn

3.4.4. Đánh giá chung

Từ bảng phân bố điểm số đến kết quả xếp loại, chúng tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến về chất lượng dạy học nhằm phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho HS qua dạy đọc hiểu VB Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC lần lượt là 30.29%, 31.57%, 38.43%. Đó là những ghi nhận bước đầu của việc áp dụng những biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho HS trong dạy đọc hiểu VB Chí Phèo. Trong quá trình dự giờ, chúng tôi nhận thấy: GV lớp đối chứng có định hướng, gợi mở cho HS thảo luận, hoạt động nhóm nhưng không hiệu quả như mong muốn vì đa phần HS làm việc riêng lẻ, một bộ phận các em rụt rè, ít nêu ý kiến hoặc có phát biểu nhưng trả lời chưa đạt vì ít chú ý. GV trong quá trình dạy học cũng ít có sự so sánh, đối chiếu với các VBVH khác, thể loại khác. Ở lớp thực nghiệm, GV nêu ra nhiều câu hỏi theo định hướng phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho HS cùng trao đổi, thảo luận làm cho không khí giờ học sôi nổi, trở nên gần gũi, thân thiết. Trong quá trình đọc hiểu VBVH, GV cũng luôn bám sát đặc trưng thể loại, đặt trong sự so sánh với những VB khác để HS nắm được kĩ năng đọc hiểu VBVH theo thể loại. Điều đó không chỉ phát triển được năng lực sáng tạo cho HS mà còn giúp các em đọc hiểu những VB truyện ngoài CT trong quá trình tự học.

Trong khi chấm bài, chúng tôi nhận thấy: Số bài yếu kém của lớp TN chiếm tỉ lệ thấp hơn so với lớp ĐC, cụ thể là : 0%, 2.63%, 5.88% so với 18.92%, 10.53%, 30%. Tìm hiểu nguyên nhân làm bài của HS lớp đối chứng, chúng tôi thấy rằng các em ít chú ý hoặc ít biết đến các năng lực cần phát triển trong giờ đọc hiểu VBVH trong đó có năng lực sáng tạo mà chủ yếu đi vào khai thác những khía cạnh của nội dung tư tưởng của VB. Ở lớp thực nghiệm, HS nắm được yêu cầu của đề, thể hiện được sự sáng tạo trong tư duy, cảm thụ và trình bày, diễn đạt. Nhiều bài viết của các em đã bộc lộ được cá tính, giọng điệu riêng của mình trong hành văn, trong cảm nhận và thái độ. Điều này cho thấy bước đầu các em đã có ý thức phát triển khả năng sáng tạo trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện 11.

KẾT LUẬN

1. Đổi mới PPDH thực chất là đi đến mục đích tăng cường hoạt động đọc hiểu văn bản, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và tạo hứng thú khám phá tác phẩm văn học của HS. Như một dòng sữa mát lành, tác phẩm văn học sẽ lưu mãi dấu ấn, cảm hứng nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo cho người học. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho HS, GV trong quá trình hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản sẽ có định hướng, sử dụng hình thức và PPDH mới để hình thành và phát huy tố chất, khả năng, tư duy sáng tạo của HS đáp ứng yêu cầu của thời đại, hình thành nên những con người mang phẩm chất và năng lực của “công dân toàn cầu”.

2. Từ thực trạng dạy đọc hiểu truyện trong chương trình Ngữ văn 11 hiện nay và thực trạng việc phát huy khả năng “đồng sáng tạo” của HS qua dạy đọc hiểu VB Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, chúng tôi đã đề xuất “Biện pháp phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho HS qua dạy đọc hiểu VB Chí Phèo của nhà văn Nam Cao” như: Dựa vào Tiểu dẫn, bối cảnh ra đời tác phẩm, giúp học sinh hình dung động lực, tâm thế sáng tạo của tác giả; Xây dựng các câu hỏi khơi gợi trí tưởng tượng, giúp học sinh thâm nhập vào thế giới hình tượng của tác phẩm; Cho học sinh nêu ấn tượng sâu sắc nhất đối với câu chuyện, nhân vật, cách kể; Hướng dẫn học sinh phát hiện tính lô gic/ phi lô gic của câu chuyện; đối chiếu giữa lô gic đời sống với lô gic nghệ thuật toát ra từ tác phẩm; Cho học sinh phát hiện những tình huống, nhân vật, chi tiết nghệ thuật đắt giá, phát lộ những ý nghĩa sâu xa, không thể thay thế; Cho học sinh thử thay đổi nhan đề, cấu trúc, vai kể trong tác phẩm, từ đó nêu phương án tối ưu; Giúp học sinh hình dung hình tượng tác giả ẩn sau câu chuyện và thế giới nhân vật; Yêu cầu học sinh đánh giá tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác được chuyển thể từ truyện đọc hiểu. Có nhiều biện pháp để GV phát huy khả năng sáng tạo của HS, bởi vậy một giờ đọc hiểu VB truyện hiệu quả, thành công, người GV cần phải linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp phù hợp với từng đơn vị bài học.

3. Trong đề tài này, chúng tôi đã trình bày giáo án đọc hiểu VB Chí Phèo có tính chất thể nghiệm, được thực hiện theo các PP và biện pháp mà chúng tôi cho là phù hợp và hiệu quả. Giáo án này cũng đã được chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm tại các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành, Nghệ An để kiểm chứng tính khả thi của nó. Kết quả thu được ban đầu cho thấy những biện pháp chúng tôi đề xuất là có tính khả quan và có thể áp dụng rộng rãi. Chúng tôi hi vọng góp phần tìm ra được những hướng đi đúng cho GV và HS nhằm phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho HS.

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho học sinh qua dạy đọc hiểu văn bản chí phèo của nhà văn nam cao (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w