Hướng dẫn học sinh tự học và chuẩn bị bài mớ

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho học sinh qua dạy đọc hiểu văn bản chí phèo của nhà văn nam cao (Trang 45 - 46)

- Chuẩn bị bài mới: Tiết 56: Bản tin - Sưu tầm một số bản tin trên các báo

(Năng lực thu thập và xử lí tài liệu)

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá

Dựa trên yêu cầu định tính và định lượng, chúng tôi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cụ thể như sau:

* Về định tính

Thực nghiệm nhằm kiểm chứng khả năng nâng cao hiệu quả trong việc phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho HS trong dạy đọc hiểu VB Chí Phèo, đánh giá tư duy, năng lực sáng tạo của HS trong việc đọc hiểu VB cũng như mức độ hứng thú của HS trong một giờ dạy đọc - hiểu VB truyện hướng tới phát triển khả năng “đồng sáng tạo” là như thế nào; khả năng sáng tạo của GV và HS khi đọc hiểu văn bản truyện.

* Về định lượng

Đánh giá định lượng giờ hướng dẫn, tổ chức giờ đọc - hiểu VB truyện của GV thông qua tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy GV của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đánh giá định lượng qua bài tự luận của HS theo thang điểm 10.

3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm về phía giáo viên

Cả GV dạy thực nghiệm cũng như đối chứng đều có sự đầu tư cho tiết dạy và đã triển khai khá tốt giáo án. So với tiết dạy đối chứng, việc giảng dạy theo giáo án TN vất vả hơn nhiều. Tuy nhiên, các GV dạy thực nghiệm cũng nắm bắt kịp thời những yêu cầu của việc tổ chức dạy học và tiến hành theo đúng dự kiến đề ra.

Các GV đã tổ chức, dẫn dắt, định hướng cho HS trong việc đọc hiểu VB truyện 11 theo đặc trưng thể loại và loại hình của tác phẩm cũng như theo yêu cầu của việc dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển phát huy tư duy, năng lực sáng tạo của HS.

3.4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm từ phía học sinh

Các em đã có sự chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV ở tiết học trước (Giáo án thực nghiệm có đề ra yêu cầu này ở khâu ‘‘chuẩn bị’’ trước mỗi tiết dạy). Học Chí

Phèo, các em đã tranh luận, phản biện sôi nổi về kết thúc của truyện và cuối cùng đều

Trong quá trình học, HS tham gia thảo luận sôi nổi, đối thoại với nhau, thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm: Tìm một kết thúc khác cho truyện ngắn Chí Phèo? Đa số các em đều sáng tạo ra những kết thúc “có hậu” cho cuộc đời Chí Phèo như: Chí Phèo và Thị Nở lấy nhau, đến sinh sống ở một vùng đất khác xa làng Vũ Đại; Chí Phèo - Thị Nở đi theo cách mạng; dân làng Vũ Đại hiểu được bản chất con người Chí Phèo và giang rộng vòng tay chấp nhận Chí Phèo. Có những bạn lại tuân theo sự kiện trong cốt truyện mà nghĩ ra kết thúc: Chí Phèo xách dao đến nhà bà cô Thị Nở và giết bà cô. Sau khi tranh luận, phản biện nghiêm túc, nhiệt tình, các em đã vỡ lẽ ra Chí Phèo không thể sống và chỉ có giết Bá Kiến - kẻ thù và tự sát thì Chí mới được là người lương thiện. Nhờ có cuộc tranh luận nói trên mà các em đã phát hiện ra những ý nghĩa sâu xa, các thông điệp, lẽ sống mà Nam Cao gửi gắm thông qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo.

Trong thời gian dự giờ lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi nhận thấy: HS lớp đối chứng chủ yếu tiếp nhận nội dung tác phẩm từ phía bài giảng, tiếp thu kiến thức một cách riêng lẻ nên không khí giờ học thiếu sôi nổi mặc dầu GV dạy lớp đối chứng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư nhiều cho tiết dạy. Trong khi đó lớp thực nghiệm, HS với định hướng, gợi mở của GV đã có những đối thoại sôi nổi. Đặc biệt, các em rất hào hứng với việc đóng vai nhân vật, diễn kịch, liên hệ thực tế để đề xuất cách giải quyết các tình huống đặt ra trong đời sống. Các em mạnh dạn trình bày cách hiểu của mình trước các vấn đề được đặt ra. Khi dạy GV luôn hướng đến việc phát triển khả năng “đồng sáng tạo” của HS trong tư duy, trong cảm thụ và trong diễn đạt; bám sát đặc trưng thể loại, qua đó hình thành cho HS kĩ năng đọc hiểu VBVH theo thể loại, tạo điều kiện cho các em tự đọc hiểu các VB truyện ngoài chương trình SGK.

Sau khi dạy đọc hiểu VB Chí Phèo (Nam Cao), chúng tôi đã tiến hành cho HS ở các lớp TN và lớp ĐC làm bài kiểm tra để kiểm nghiệm tính hiệu quả của TN. Chúng tôi chọn hình thức kiểm tra tự luận, mục đích để kiểm tra khả năng “đồng sáng tạo” của HS trong tư duy, trong cảm thụ văn học và trong hành văn.

- Đề số 1: Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho học sinh qua dạy đọc hiểu văn bản chí phèo của nhà văn nam cao (Trang 45 - 46)