Khái niệm định hướng giá trị

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị sống của học viên có hoàn cảnh đặc biệt tại trường trung cấp nghề tư thục tân tiến (Trang 26 - 29)

Định hướng giá trị được nêu trong các từ điển:

Định hướng giá trị theo từ điền bách khoa toàn thư Xô Viết có hai ý nghĩa

như sau: "(1) Cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ giúp chủ thể đánh giá thực tại xung quanh và định hướng trong thực tại đó. (2) Phương pháp phân loại các khách thể của cá nhân theo giá trị của chúng. Định hướng giá trị hình thành

13

thống qua sự chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội và thể hiện trong các mục đích tư tưởng, chính kiến, ham muốn của nhân cách. Trong cấu trúc của hoạt động con người, định hướng giá trị gắn liền với các đặc điểm nhận thức và ý chí của nhân cách. Hệ thống định hướng giá trị tạo thành một nội dung xu hướng của nhân cách và là cơ sở bên trong của các mối quan hệ giữa cá nhân với thực tại." [20, tr. 1734]. Thông qua khái niệm này cho thấy: các đối tượng của định hướng giá trị là tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ. Nền tảng của định hướng giá trị được thiết lập dựa trên kinh nghiệm của xã hội. Đặc điểm của định hướng giá trị gắn liền với nhận thức và ý chí của nhân cách.

Từ điển tâm lý học của hai tác giả A. V. Petrovxki và M. G. Jarosevxki

xác định định hướng giá trị: "Phương thức chủ thể sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng, động cơ hoạt động." [13, tr. 63].

Theo hai tác giả này đối tượng của việc định hướng giá trị là các sự vật. Chủ thể phải được hiểu theo nghĩa nào? Theo định đề đã được phát biểu: chủ thể phân biệt được ý nghĩa của sự vật, mà chỉ có con người mới có khả năng phân biệt được ý nghĩa của các sự vật, nên chủ thể có thể được hiểu là một cá nhân, một nhóm người, một xã hội. Sư phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng đồng nghĩa với việc xác định giá trị của các sự vật. Tiếp đến định hình nội dung tương tác qua xu hướng và động cơ hoạt động của chủ thể. Như thế định hướng giá trị là phương thức mà phương thức đó bao gồm: phân biệt ý nghĩa của sự vật với chính mình, hình thành xu hướng và đông cơ hoạt động với sự vật.

Định hướng giá trị được bàn đến trong tâm lý học:

Dưới góc độ tâm lý học, "Định hướng giá trị là một trong những trình độ cụ thể ở giai đoạn nhất định của sự phát triển giá trị nhân cách" [13, tr. 63].

14

Theo quan điểm tâm lý học, việc định hướng giá trị chỉ diễn ra trong giai đoạn nhất định. Giai đoạn này rất quan trọng vì nó quyết định đến việc hình thành nhân cách của con người. Một cách hiểu loại suy, nếu một con người đang trong giai đoạn hình thành nhân cách mà con người đó không được định hướng giá trị một cách đúng đắn thì kết quả sẽ là: một con người có suy nghĩ- hành vi lệch chuẩn. Ngược lại, trong giai đoạn định hình nhân cách, nếu con người được định hướng giá trị đúng đắn thì sẽ hình thành nên một con người tốt.

Định hướng giá trị được bàn đến trong Tâm lý học Xã hội như: "khuynh hướng chung đã được quy định về mặt xã hội được ghi lại trong tâm lý của cá nhân, nhắm vào mục đích và phương tiện hoạt động trong lãnh vực nào đó" [13, tr. 67].

Trên bình diện xã hội, mỗi một xã hội có tổ chức đều có định hướng giá trị. Định hướng giá trị như "kim chỉ nam" để các hoạt động của con người trong xã hội đó làm theo. Để việc định hướng giá trị diễn ra trong một xã hội thì cần đến các yếu tố: Nội dung định hương, phương tiện để thực hiện nội dung và mục đích hướng đến. Nội dung cần được ghi lại trong trí não của các thành viên trong xã hội. Xã hội cung cấp những phương tiện cần thiết để thực hiện nội dung. Mục đích nhắm đến là sản phẩm của định hướng giá trị.

T. Levukin cho rằng: "Định hướng giá trị là việc đánh giá các khả năng và tình hình hiện có, để xác định phương tiện và phương pháp nhằm đạt những mục tiêu đã được đề ra." [13, tr. 63].

Theo I. T. Levukin, định hướng giá trị như một quá trình gồm có các giai đoạn: xác định mục tiêu; đánh giá khả năng và tình hình, xác định phương tiện hỗ trợ, xác định phương pháp tiến hành. Mục tiêu là yếu tố đầu tiên cần phải có của việc định hướng giá trị. Mục tiêu là "kim chỉ nam" của việc định hướng giá trị. Thứ đến là việc xem xét- đánh giá các khả năng, và tình hình hiện có trong bối cảnh xã hội hay bối cảnh của một cá nhân. Việc đánh giá các khả năng và tình hình hiện có giống như việc lượng giá sự phù hợp của sư phù hợp hay khả thể để đạt được mục tiêu. Trong khi đó xác định phương pháp tiến hành và phương tiện hỗ trợ để thực.

15

Như thế theo quan điểm này định hướng giá trị của I. T. Levukin là một quá trình: xác định mục đích, xem xét thực trạng (xem xét nội dung), thiết lập phương pháp và chọn lựa phương tiện.

Theo Ja-đov: "Định hướng giá trị là những biểu tượng của con người về những mục đích chủ yếu của cuộc đời và các phương tiện cơ bản đạt những mục tiêu ấy. Định hướng giá trị đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các chương trình hành vi (ứng xử) lâu dài. Chúng hình thành trên cơ sở những nhu cầu của chủ thể về việc nắm vững những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể xác định và do tính chất của các quan hệ xã hội quy định. Các quan hệ xã hội này là nguồn gốc khách quan hình thành những nhu cầu ấy". [15, tr. 96]

Xét về mặt ý nghĩa thì định hướng giá trị theo quan điểm của Jo-đôv: những biểu tượng của mục đích và phương tiện. Mục đích này gắn liền với cuộc sống của một đời người. Phương tiện dùng để thực hiện được mục đích đó. Đặc điểm của định hướng giá trị là xây dựng chương trình hành vi. Hành vi này không mang ý nghĩa tức thời, nhưng mang tính chất lâu dài và bền chặt. Nguồn gốc phát sinh của việc định hướng giá trị là do nhu cầu của chủ thể. Nội dung của định hướng giá trị do điều kiện và các mối quan hệ xã hội quy định. Các mối quan hệ xã hội có nguồn gốc khách quan nên việc định hướng giá trị cũng mang tính chất khách quan.

Sau khi khái lược trình bày những quan điểm về định hướng giá trị, người nghiên cứu đồng quan điểm với Ja-đov. Và lấy quan điểm này làm cơ sở lý thuyết cho khảo luận của mình.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị sống của học viên có hoàn cảnh đặc biệt tại trường trung cấp nghề tư thục tân tiến (Trang 26 - 29)