Quy trình phương pháp kịch ngắn:

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị sống của học viên có hoàn cảnh đặc biệt tại trường trung cấp nghề tư thục tân tiến (Trang 34 - 35)

Giai đoạn 1: Chuẩn bị:

 Về kịch bản: Có thể do giáo viên viết hoặc do HV viết. Giáo viên có thể viết cốt truyện còn các học viên sẽ xây dựng lời thoại phù hợp.

 Chuẩn bị sân khấu và một số trang phục cũng như dụng cụ cần thiết cho việc thể hiện trình diễn.

 Để vỡ kịch diễn lôi cuốn hấp dẫn và thành công thì giáo viên cần phải cho HV tập dượt sơ bộ trước.

Giai đoạn 2: Tiến hành:

Phương pháp kịch ngắn là phương pháp dạy học độc đáo và hấp dẫn do đó có thể tiến hành bất cứ thời điểm nào trong giờ học miễn là giáo viên cảm thấy hợp lý. Cách tiến hành như sau:

 Nếu lớp học cơ động được thì giáo viên có thể cho cơ động thành hình chữ U nhưng phải nhanh chóng.

 Những HV tham gia biễu diễn đã được chuẩn bị về trang phục chu đáo cùng với một số dụng cụ cần thiết cho vỡ kịch. Mỗi HV là một nhân vật nhập vai và bước lên sân khấu để thể hiện cách diễn xuất và nhập vai của mình tham gia biểu diễn hoàn thành kịch bản.

 HV cả lớp chú ý theo dõi diễn biến của vỡ kịch để nắm được nội dung. Từ đó rút ra nhận xét đánh giá đề ra cách xử lý, ứng xử khác nhau trong một tình huống.

 Cuối cùng HV và giáo viên rút ra kết luận đó cũng chính là tri thức cần chiếm lĩnh qua bài học.

Giai đoạn 3: Kết thúc kịch ngắn:

Giáo viên làm cho HV ý thức được đầy đủ về tình huống mà kịch ngắn đưa ra. Giáo viên làm cho HV nhận thức được cách xử lý tình huống hợp lý nhất.

21

Giáo viên làm cho HV thực hành các cách xử lý tình huống ở mức độ thành thạo nhất định, để phục vụ cho từng mục đích dạy học cụ thể.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị sống của học viên có hoàn cảnh đặc biệt tại trường trung cấp nghề tư thục tân tiến (Trang 34 - 35)