Giới thiệu Trường TCNTT Tân Tiến

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị sống của học viên có hoàn cảnh đặc biệt tại trường trung cấp nghề tư thục tân tiến (Trang 38 - 42)

Giới thiệu chung.

Hình 2.1 Hình ảnh của trường TCNTT Tân Tiến

Tên trường: Trường Trung Cấp Nghề Tư Thục Tân Tiến.

Mã Trường: TCĐ4202

Địa chỉ: 54/30 Khu phố 1- Phường Lộc Tiến - Thành phố Bảo Lộc - Tỉnh

Lâm Đồng.

Điện thoại liên hệ: 063.3868894.

Đơn vị chủ quản: Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội.

Trường TCNTT Tân Tiến là một trong hai trường dạy nghề tư thục đầu tiên ở tỉnh Lâm Đồng; Trường Trung Cấp Nghề Tư Thục Tân Tiến có quyết định thành lập số 447/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 02 năm 2008 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Lâm Đồng. Với khuôn viên rộng khoảng 5.3 (ha), thuộc địa bàn Khu phố I, phường Lộc Tiến, thị xã Bảo Lộc. Tiền thân của trường là Trung Tâm Dạy Nghề Tư Thục Tân Tiến, hoạt động từ tháng 01 năm 2003. Trong 12 năm hình thành và phát

25

triển, Trường Trung cấp nghề Tư Thục Tân Tiến đã đào tạo thành công 6 khóa hệ trung cấp với chất lượng: thợ lành nghề và đạo đức tốt. Từ năm 2014 trường TCNTT Tân Tiến đã có hình thức liên kết đào tạo với trường cao đẳng nghề Đà Lạt.

Hiện nay trường TCNTT Tân Tiến tuyển sinh hệ trung cấp và cao đẳng vào tháng 8 hàng năm. Trường TCNTT Tân Tiến đào tạo nguồn nhân lực đa ngành nghề như: Cơ Khí Động Lực; Cơ Khí Chế Tạo; Điện Công Nghiệp và Điện Lạnh; Công Nghệ Thống Tin; May và Thiết Kế Thời Trang. Trường TCNTT Tân Tiến đã liên kết đào tạo với trường Cao Đẳng Nghề Đà- Lạt hai ngành: Cơ Khí Động Lực- Công Nghệ Thống Tin. Tính đến tháng 5 năm 2015 trường có 30 cán bộ, giáo viên và nhân viên cơ hữu. Giáo viên và cán bộ có đầy đủ phẩm chất về nghiệp vụ, sư phạm. Hàng năm, tất cả các giáo viên được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm để cập nhật những kiến thức liên quan đến nghiệp vụ sư phạm.

Ghi nhận Các thành quả nhà trường TCNTT Tân Tiến đã đạt được có thể tóm lược như sau:

 Hơn 1.700 HV đã tốt nghiệp các ngành nghề khác nhau. Các HV này đang làm việc trong các công ty, xí nghiệp, cơ sở tư nhân trong khu vực địa phương và các vùng phụ cận.

 Xét về mặt xã hội: sau một thời gian theo học tại trường, các thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt đã có sự biến chuyển tích cực: từ những thanh thiếu niên bỏ học, ngang bướng trong gia đình, lêu lỏng...sau quá trình đào tạo đã trở thành những con người có ý thức và chuyên tâm vào việc rèn luyện bản thân; và nhiều tiến bộ về mặt nhân cách cũng như khả năng tri thức và nghề nghiệp. Khi học xong, HV đã đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của xã hội.

 Với chính quyền: Do hiệu quả giáo dục và những ảnh hưởng tích cự về mặt xã hội nên nhà trường đã được các cấp chính quyền hết sức ửng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi.

26

Cơ Cấu Tổ Chức

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ TƯ THỤC TÂN TIẾN

Hình 2. 2 Sơ đồ tổ chức trường TCNTT Tân Tiến

2.2. Đặc điểm tâm - sinh lý của HV có hoàn cảnh đặc biệt tại trường TCNTT Tân Tiến.

Đặc điểm sinh lý của HV có độ tuổi từ 16-18 tuổi: Lứa tuổi này có đặc điểm đặc trưng của tuổi dậy thì-phát dục ở nam và nữ. Về mặt thể chất, ở giai đoạn này các HV có nhiều biến động mà đặc điểm nổi bật nhất là sự phát triển của các quá trình phát dục. Tiếp đến là những thay đổi đột biến của cơ thể về mặt hình thái của các mô và các tuyến nội tiết. Hoạt động của các tuyến này chính là nguyên nhân dẫn đến thay đổi về hình thể và đặc biệt là sự phát triển nhảy vọt về chiều cao.

Hiệu Trưởng – Ban Giám Hiệu

Kế toán Tài vụ Phòng Đào Tạo Quản Lý Nhân Sự Quản lý HV Khoa CKCT Khoa CNTT Khoa Điện Khoa May&TK Khoa CKĐL Các lớp Các lớp Các lớp Các lớp Các lớp Sản xuất

27

Đặc điểm về hành vi lối sống cuả HV: phần lớn các HV có những thói quen xấu như: nghiện thuốc lá, nghiện game, nghiện đánh bạc và lêu lỏng. Những đặc điểm này kéo theo một thái độ chưa tích cực khi tham gia với đời sống tập thể: không giữ đúng giờ, không giữ những vật dụng gọn gàng ngăn nắp, đồ đặc cá nhân không sạch sẽ và không gòn gàng. Thêm vào đó, trong môi trường tập thể đòi hỏi mọi HV tham gia và hoàn thành tốt những công việc chung: quét dọn nhà cửa, chăm sóc cây cối, chăm sóc gia cầm, chăm sóc vật nuôi, dọn cơm, rửa chén, thật tốt... trái ngược lại các HV tỏ ra lười biếng, làm việc qua loa. Do ảnh hưởng môi trường trước đây của các HV không mấy tốt đẹp, nên khi vào trường các HV nói năng, cư xử còn nhiều thô lỗ và thiếu lễ độ.

Đặc điểm nhận thức: Đây là giai đoạn mà năng lực nhận thức chung của con người đã được hình thành và tiếp tục hoàn thiện, đã bắt đầu nắm vững những thao tác trí tuệ phức tạp. Các biểu hiện cụ thể như: Cảm giác, tri giác đạt tới mức độ khá cao, cảm giác tinh tế, quan sát nhạy bén có mục đích và có hệ thống. Mặc dù các HV có hoàn cảnh đặc biệt có một sự nhận thức về thế giới tự nhiên, cuộc sống đời thường khá nhanh, nhưng nhận thức về tri thức gặp nhiều hạn chế do không có thói quen ngồi xuống bàn để học tập. Nhận thức còn chứa đựng nhiều lệch lạc, thiếu sót, phiến diện và thiếu hệ thống. Các HV đánh giá, nhận xét các hành vi, chuẩn mực, khái niệm đạo đức, thẩm mỹ còn chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan, non nớt, ngộ nhận, nhầm lẫn. Chẳng hạn sự ngang bướng được cho là thẳng thắn, là thái độ của một anh hùng. Sử dụng bạo lực để bảo vệ bạn bè là những hành động nghĩa hiệp đáng trân trọng.

Một đặc điểm dễ nhận ra của HV có hoàn cảnh đặc biệt là ý chí không đủ mạnh. Biểu hiện của ý chí không đủ mạnh trong việc học: không thể ngồi lâu giờ để học hoặc làm bài tập; Trong giờ học tập thể các HV thường nghịch phá, nói chuyện hoặc ngủ gật để thời gian trôi qua một cách nhanh chóng; Những lúc gặp tình huống học tập khó khăn HV hay chán nản và bỏ học. Biểu hiện của ý chí không đủ mạnh

28 0 10 20 30 40 50 Tần số Tỉ lệ % 0 2 0 4 23 43 21 42 6 11

Chưa bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

trong công tác thường ngày: không hoàng thành những công việc được giao, hoặc hoàn thành một cách sơ sài và hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị sống của học viên có hoàn cảnh đặc biệt tại trường trung cấp nghề tư thục tân tiến (Trang 38 - 42)