Mục Tiêu:
Xác định những biểu hiện các HV thể hiện ra bên ngoài nhằm xác định sự tích cực của HV. Xác định thái độ tiếp nhận phương pháp dạy giá trị sống thống qua phương pháp kịch ngắn. Xác định thái độ tiếp nhận giá trị sống để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Từ đó xác định sự phù hợp của phương pháp kịch ngắn đối với việc dạy giá trị sống.
54
Cách thức kiểm tra đánh giá:
Một nghiệm pháp dành cho lớp học có số HV nhiều hơn 50 người. Người nghiên cứu sẽ sử dụng hai kênh thống tin để đánh giá. Kênh thống tin thứ nhất là quan sát bằng mắt. Kênh thống tin thứ hai là bảng hỏi.
Đối với nguồn thống tin thứ nhất, người nghiên cứu dùng máy quay phim thu lại toàn cảnh của HV đang theo dõi kịch ngắn để lấy dữ liệu. Sỡ dĩ phải dùng máy quay phim là vì không thể quan sát đồng loạt các HV cùng một lúc; giảm thời gian chuẩn bị các giáo viên quan sát; máy sẽ thu lại toàn bộ hoạt động nên không mất dữ liệu khi cần đến.
Chọn ngẫu nhiên 50 HV để quan sát. Cứ ba phút một lần, quan sát viên đánh dấu vào bảng quan sát đã làm sẵn. Thực hiện 3 lần đo cho mỗi mẫu quan sát. Tổng kết những điều quan sát được. Cũng từ 50 HV được chọn để quan sát, người nghiên cứu sẽ dùng bảng hỏi đã được thiết kế để đánh giá nghiệm pháp trong nguồn thống tin thứ hai.
Để thiết kế được thang đo kênh thống tin thứ nhất, người nghiên cứu đã quan sát các hành vi của HV trong một tuần. Ghi lại các hành vi các HV. Sau đó người nghiên cứu phân tích và phân loại hành vi của HV phù hợp với nội dung muốn đo. Trong bảng thiết kế, người nghiên cứu đặt 5 mức thang đo: HV thích thu theo dõi: HV vừa chú ý- mỉm cười- lóng ngóng xem vở kịch; Tập trung theo dõi: Mắt của người HV chăm chú theo dõi vở kịch; Không tâp trung: người HV đang cúi mặt,
đang lơ đãng... không theo dõi vở kịch; Làm việc riêng: HV coi lại bài học trong cuốn vở, mân mề đồ vật; Nói chuyện- nghịch phá: HV đang nói chuyện hoặc
nghịch phá trong thời gian vở kịch đang diễn.
Nhằm xác định: việc hiểu và nhớ nội dung bài học; thái độ tiếp nhận giá trị sống, tiếp nhận phương pháp, người nghiên cứu viết một bảng hỏi tương ứng. Sau mười bốn ngày, người nghiên cứu sẽ khảo sát các HV đã được chọn làm mẫu.
Người nghiên cứu thực nghiệm phương pháp kịch ngắn hai lần dành cho lớp học dưới 30 HV. Người nghiên cứu dùng bảng hỏi để xác định việc hiểu và nhớ nội
55
dung bài học, thái độ tiếp nhận phương pháp, thái độ tiếp nhận giá trị sống sau 14 ngày thực nghiệm.
Do tính chất đặc thù của nội dung và phương pháp, nên người nghiên cứu không thể xây dựng một lớp đối chưng. Thế nhưng để thể hiện tính khách quan của nghiên cứu, người nghiên cứu so sánh- đối chiếu với kết quả nghiên cứu về việc nhớ bài học của Dale Edgar.
Hình 3.1 Mô hình học tập hình chóp của Edgar Dale.
Kết Quả Thực Nghiệm
Kết quả kiểm tra khi thực nghiệm với số lượng trên 50 HV. Kiểm tra về thái độ tiếp nhận phương pháp của HV
Như đã trình bày ở phần trên, việc kiểm tra nghiệm pháp qua kênh quan sát được thực hiện như sau: dùng máy quay phim thu lại toàn bộ hoạt động diễn ra trong lớp học. Sau đó quan sát mẫu đã được chọn trước với kích thước là 50 HV. Quan sát hành vi của HV rồi đánh dấu vào bảng đã được thiết kế.
56
Sau đây là biểu đồ biễu diễn thái độ tiếp nhận phương pháp của HV thống qua bảng quan sát:
Biều đồ 3.2. Biễu diễn thái độ tiếp nhận phương pháp.
Kết quả thực nghiệm cho thấy: tần số suất hiện sự biểu hiện HV thích thú theo dõi kịch ngắn là 57/150 lần, tương đương 38%; Tần số suất hiện sự biểu hiện HV tập trung theo dõi kịch ngắn là 89/150 lần, tương đương 60%; và tần số suất hiện sự biểu hiện không tập trung là 4/150 lần tương đương 2%. Khi đánh giá về thái độ học tập của số lượng hơn 50 HV là một kết quả tịch cực. Kết quả đó cho thấy rằng nghiệm pháp có hiệu quả rất cao trong việc tích cực hóa việc học về giá trị sống thống qua phương pháp kịch ngắn.
Như một minh chứng xác thực hơn cho việc kiểm tra thực nghiệm về thái độ tích cực của HV với phương pháp kịch ngắn. Việc kiểm tra này được thực hiện thống qua bảng hỏi.
Sau đây là biểu đồ biểu diễn thái độ tiếp nhận phương pháp thống qua bảng hỏi: 0 20 40 60 80 100 Tần số Tỉ lệ % 57 38 89 59 4 0 0 3 0 0 Thích thú theo dõi Tập trung theo dõi Không tập trung Làm việc riêng
57
Biểu đồ 3.3. Biễu diễn thái độ tiếp nhận phương pháp qua bảng hỏi
Kết quả của việc quan sát trên cũng phù hợp với việc khảo sát thống qua bảng hỏi: 40 % HV thích thú với nghiệm pháp kịch ngắn; 56% HV khá thích thú và thích thú; 2% HV là ít thích thú và 2% HV không thích thú.
Kiểm tra về khả năng nhớ nội dung bài học.
Sau mười bốn ngày nghiệm pháp được thực hiện, người nghiên cứu kiểm tra về mức độ nhớ nội dung bài học. Thống qua bảng hỏi được thiết kế sẵn, người nghiên cứu cho các HV đánh dấu trắc nghiệm. Sau đây là kết quả kiểm tra: tần số HV trả lời đúng nội dung bài học là 45, tương đương 90% HV; tần số HV trả lời sai nội dung bài học là 2, tương đương 4% HV; tần số HV trả lời đáp án gần mức hoàn chỉnh là 3 tương đương 6%. Việc hiểu và nhớ nội dung bài học là phần quan trọng bậc nhất của việc dạy học. Kết quả thực nghiệm trên 50 HV cho thấy: 90% HV nhớ và hiểu nội dung bài học là một kết quả rất cao. Khi đem kết quả này so sánh với kết quả nghiên cứu của Dale Edgar, thì kết quả của nghiệm pháp phù hợp.
Sau đây là biễu đồ diễn tả tần số và tỉ lệ phần trăm kết quả đánh giá nhớ nội dung bài học: 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tần số Tỉ lệ % 20 40 15 30 13 26 1 1 2 2 Rất thích thú Khá thích thú Thích thú Ít thích thú Không thích thú
58
Biều đồ 3.4. Biểu diễn kết quả kiểm tra việc nhớ nội dung bài học.
Kiểm tra thái độ tiếp nhận giá tri: Đối với việc dạy giá trị sống, hiệu quả của việc dạy không chỉ là các HV hiểu và nhớ nội dung bài học, nhưng còn là khả thái độ tiếp nhận giá trị đó và áp dụng vào cuộc sống. Giá trị sống được dạy đã được các HV đón nhận một cách tích cực: 88% HV đánh giá là rất cần thiết; 12% HV đánh giá tiếp nhận là khá cần thiết và cần thiết. Những giá trị sống được dạy và được HV tiếp nhận thống qua phương pháp kịch ngắn là một kết quả tốt đẹp để áp dụng trong thời gian sau này.
Sau đây là biểu đồ biễu diễn kết quả kiểm trả thái độ tiếp nhận giá trị.
Biểu đồ 3.5. Biễu diễn tiếp nhận giá trị sống của HV.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Tần số Tỉ lệ % 1 0 3 2 0 6 45 90 1 2 A: sai B: sai C: thiếu D: đúng E: sai 0 20 40 60 80 100 Tần số Tỉ lệ % 44 88 2 4 0 0 4 8 0 0 Rất cần thiết Khá cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần
59
Kết quả kiểm tra khi thực nghiệm với số lượng 26 HV.
Với lớp học 26 người, người nghiên cứu thực hiện hai bài học, bài học thứ nhất dạy về giá trị sống chăm chỉ. Bài học thứ hai dạy về giá trị hợp tác. Nội dung tóm tắt vở kịch được người nghiên cứu quy định. Kịch bản chi tiết được các HV thiết kế và dàn dựng.
Kiểm tra về thái độ tiếp nhận phương pháp của HV
Thực nghiệm với lớp học có số lượng 26 HV có sự vượt trội hơn so với thực nghiệm lớp học trên 50HV. Sỡ dĩ có sự vượt trội hơn là do: các HV tự thiết kế và dàn dựng kịch bản, các HV tự phân chia vai nhân vật để đóng, cùng làm việc nhóm trong bầu khí tích cực... sau đây là kết quả khảo sát: 39% HV rất thích thú với phương pháp kịch ngắn vào dạy tích hợp giá trị sống. 42% khá thích thú. 19% thích thú.
Biểu đồ 3.6 Biểu diễn thái độ tiếp nhân phương pháp của HV. Kiểm tra về khả năng nhớ nội dung giá trị chăm chỉ.
0 20 40 60 Tần số Tỉ lệ % 10 39 11 42 5 19 0 0 Rất thích thú Khá thích thú Thích thú Ít thích thú
60
Sau mười bốn ngày nghiệm pháp được thực hiện, người nghiên cứu kiểm tra về mức độ nhớ nội dung bài học. Thống qua bảng hỏi được thiết kế sẵn, người nghiên cứu cho các HV đánh dấu trắc nghiệm.
Biểu đồ 3.7. Biểu diễn kết quả kiểm tra việc nhớ nội dung bài học.
Khi thực hiện nghiệm pháp cho đối tượng lớp học là 26 HV, kết quả nhớ nội dung bài học của hai bài dạy đều đạt 100%. Thời gian kiểm tra được sắp xếp: sau 14 ngày kể từ khi bài học được diễn ra. Kết quả đó có được là vì: các HV cùng làm việc nhóm để: viết lời thoại, tạo tình huống, tạo sự mâu thuẫn, chọn nhạc, phân vai, tập dợt trước... đồng thời trong một không gian hẹp hơn, số lượng người ít hơn so với vở kịch đầu tiên nên sự tập trung vào nội dung truyền đạt được tốt hơn.
Kiểm tra về khả năng nhớ nội dung giá trị gắn bó với công ty.
Kết quả của kiểm tra hiểu và nhớ nội dung bài học hợp tác càng khẳng định tính ưu việt của phương pháp dạy tích hợp giá trị sống bằng phương pháp kịch ngắn. Kết quả đó thể hiện rất rõ qua biểu đồ sau:
0 20 40 60 80 100 Tần số Tỉ lệ % 0 0 0 0 26 100 0 0 0 0 A: sai B: sai C: đúng D: sai E: sai
61
Biểu đồ 3.8 Biểu diễn kết quả kiểm tra việc nhớ nội dung bài học. Kiểm tra thái độ tiếp nhận giá tri:
Thực nghiệm dạy tích hợp giá trị sống bằng phương pháp kịch ngắn vào lớp có số HV là 26. Kết quả kiểm tra thái độ tiếp nhận giá trị chăm chỉ tập trung rất cao ở thang đó: Rất cần thiết chiếm 92,3% HV; khá cần thiết chiếm 7,7% HV. Như thế hầu hết các HV đều chân nhận giá trị chăm chỉ rất cần thiết cho cuôc sống. Thái độ tích cực này là khởi đầu cho việc hình thàn thói quen chăm chỉ, và từ đó hình thành nên tính cách của con người mà HV muốn hình thành. Biểu đồ sau đây cho thấy rõ hơn về thái độ tiếp nhận giá trị chăm chỉ:
Biểu đồ 3.9 Biểu diễn thái độ tiếp nhận giá trị sống.
Cùng một cách thức kiểm tra thái độ tiếp nhận giá trị chăm chỉ, kết quả như sau: rất cần thiết chiếm 58% HV, khá cần thiết chiếm 23% HV, cần thiết chiếm 19
0 20 40 60 80 100 Tần số Tỉ lệ % 0 0 0 0 0 0 26 100 0 0 A: sai B: sai C: sai D: đúng E: sai 0 20 40 60 80 100 Tần số Tỉ lệ % 24 92.3 0 2 0 0 0 7.7 0 0 Rất cần thiết Khá cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết
62
% HV. Với giá trị hợp tác thái độ tiếp nhận giá trị của các HV có sự dàn trải, nhưng các HV đều có thái độ tiếp nhận tích cực. Biểu đồ sau đây sẽ diễn tả điều đó:
Biểu đồ 3.10 Biễu diễn thái độ tiếp nhận giá trị chăm chỉ. Đánh giá nghiệm pháp:
Việc sử dụng phương pháp kịch ngắn để dạy tích hợp giá trị sống được thực hiện đầu tiên tại trường. Chính vì thế khi áp dụng phương pháp kịch ngắn sẽ làm cho các HV cuốn hút. Không chỉ cuốn hút về sự mới lạ của phương pháp, mà còn do bản chất của phương pháp kịch ngắn. Bản chất của kịch ngắn cuốn hút vì có một cốt truyện. Cốt truyện ấy là bối cảnh của một sự kiện trong đời thường. Không xa lạ với thực tế, nhưng gần gũi và sống động. Thấp thoáng ở đây kia, các HV đã nhận ra được những sự kiện mà họ đã gặp hoặc sẽ gặp trong đời thường. Kịch ngắn lôi cuốn được khán giả là những HV, vì sự gay cấn và mâu thuẫn của cốt truyện mang lại. Thêm vào đó, lời thoại được chọn lựa, trau chuốt, tạo nên sự hoa mỹ của ngôn từ, cùng với lời thoại hóm hỉnh, vui tươi càng làm cho phương pháp kịch ngắn được hấp dẫn. Kịch ngắn còn làm cho khán giả cảm nhận được được sự rung động bởi những bản nhạc đã được chọn lọc và lồng ghép vào vở kịch. Hiệu ứng của dòng nhạc- lời nhạc đưa HV đến sự cảm nhận của tâm hồn. Sự cảm nhận của tâm hồn đưa HV đến có được: cái dịu ngọt của hạnh phúc, cái mặn chát của đau khổ, cái vui
0 10 20 30 40 50 60 Tần số Tỉ lệ % 15 58 6 23 5 19 0 0 0 0 Rất cần thiết Khá cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết
63
mừng của thành công, cái u uất của sự cô đơn và thất bại... Sự cuốn hút còn được tăng lên khi những diễn viên trên sân khấu là những người bạn thân quen của các HV. Trong đời thường họ là những người bạn chung trường, chung lớp. Những diễn viên khi lên sâu khấu đã hóa vai thành những nhân vật với những tính cách của nhân vật. Giờ đây họ lại là đối tượng cho sự khám phá về tài năng, tính cách...
Vì thế khi sử dụng phương pháp kịch ngắn vào việc dạy tích hợp giá trị sống, các HV đã tiếp nhận một cách tích cực.
Cụ thể, thực nghiệm với số lượng trên 50 HV có: 98% trả lời và biểu hiện ra bên ngoài là rất thích thú, khá thích thú và thích thú; còn lại 2 là không thích thú. Thực nghiệm với 26 HV có: 100% trả lời là rất thích thú, khá thích thú và thích thú, không có HV nào trả lời ít hoặc không thích thú.
Việc hiểu và nhớ bài học là kết quả quan trọng nhất của phương pháp dạy học. thực nghiệm đã thấy: thực nghiệm với số lượng trên 50 HV có: 90% HV nhớ bài học sau 14 ngày; thực nghiệm với 26 HV có: 100% HV nhớ bài học sau 14 ngày. Khi đối chiếu kết quả này với nghiên cứu của Dale Edgar thì phương pháp kịch ngắn có kết tương thích.
Thái độ tiếp nhận giá trị sống được dạy tích hợp thống qua phương pháp kịch ngắn đã được các HV đón nhận một cách tích cực. Cụ thể như: khi thực nghiệm số lượng trên 50 HV có: 92 % HV nhận định là rất cần thiết và khá cần thiết, và 8% HV nhận định là cần thiết; Khi thực nghiệm với 26 HV lần thứ nhất: có 92, 3% HV cho rất cần thiết và 7,7% HV cho là cần thiết. Khi thực nghiệm lần thứ 2 cùng lớp đó thì có: 58% HV nhận định là rất cần thiết, 23% HV cho là khá cần thiết và 19% HV cho là cần thiết.
Như thế khi vận dụng phương pháp kịch ngắn vào việc dạy tích hợp giá trị sông là phù hợp và tích cực. Phù hợp vì phương pháp dễ thực hiện. Tích cực vì các HV dễ dàng chấp nhận, HV nhớ bài học tốt, và chấp nhận giá trị được dạy một cách tích cực.
64
Kết luận chương 3
Kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở để tiến hành thực nghiệm của phương pháp kịch ngắn khi vận dụng vào việc dạy tích hợp giá trị sống. Thống qua việc xác định mối tương quan giữa những giá trị sống ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và hạnh kiểm là một bằng chứng cụ thể và xác thực. Trong chương 3 người nghiên cứu đã thực nghiệm phương pháp kịch ngắn vào dạy tích hợp giá trị