Mối tương quan giữa kỳ vọng vào nhà trường và hành vi thống qua kết

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị sống của học viên có hoàn cảnh đặc biệt tại trường trung cấp nghề tư thục tân tiến (Trang 61)

quan này, người nghiên cứu có thể lý giải như sau: Một HV đã có một thần tượng trong tâm trí, thì đồng thời người HV này cũng muốn cuộc đời mình cũng giống về người thần tượng đó. Trong việc nổ lực đạt đến mức độ giống như thần tượng của mình HV đặt ra những mục tiêu. Mà mục tiêu trước gần với HV nhất là học tập. Kết quả của tiến trình giống như người lý tưởng không thể xác định được. Nhưng kết quả học tập là một căn cứ chắc chắn để chứng minh mối tương quan nay, mặc dù mối tương quan không tuyệt đối đúng.

2.2.4. Mối tương quan giữa kỳ vọng vào nhà trường và hành vi thống qua kết quả học tập. quả học tập.

Theo hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn, người nghiên cứu muốn xác định mối tương quan giữa sự kỳ vọng vào sự đáp ứng của nhà trường với hành vi thống qua kết quả học tập. Sự kỳ vọng của HV vào nhà trường: (A): chắc chắn không giúp được; (B): không giúp được; (C): có thể giúp được; (D): giúp được; (E) chắc chắn giúp được được xếp theo hàng dọc từ cao đến thấp. Các kết quả học tập được xếp theo hàng ngang: (A): giỏi: (B): khá; (C): trung bình; (D): yếu. Sau đó người nghiên cứu nhóm sự kỳ vọng của HV thành hai hàng ngang. Hàng thứ nhất: A, B, C, và hàng thứ hai gồm: D, E.

Sau đây là kết quả thống kê của cuộc khảo sát.

Kết quả học tập

Thang đo câu 4 A B C D

A 0 1 9 2

B 1 2 15 2

C 1 6 9 4

D 0 0 0 0

E 0 0 0 0

48

Sau khi nhóm hai hàng dọc có kết quả là:

Kết quả học tập

Thang đo câu 4 A B C D

A, B, C 2 9 33 8

D, E 0 0 0 0

Bảng 2.12. Thống kê kỳ vọng và kết quả học tập sau khi nhóm.

Từ kết quả tính toán trên ta có phi phêt (φ') = 0. Như thế mối tương quan giữa sự kỳ vọng vào nhà trường và kết quả học tập là không có. Đây là một kết quả đáng ngạc nhiên. Đồng thời từ kết quả này, người nghiên cứu sẽ không phát triển định hướng giá trị sống theo hướng kỳ vòng của HV đối với kết quả học tập.

49

Kết luận chương 2

Việc khảo sát về hiểu biết giá trị sống của HV có hoàn cảnh đặc biệt tại trường TCNTT Tân Tiến cho thấy: các HV hầu hết đã nghe nói về giá trị sống. Việc nghe nói về giá trị sống đã hình thành nơi các HV có một nhận thức đúng đắn. Cũng từ đó, tạo ra một tác động lớn ảnh hưởng đến lối sống tích cực của các HV. Đó là mặt tích cực đang trân trọng. Ảnh hưởng tích cực đó thể hiện qua kết quả học tập và kết quả đánh giá hạnh kiểm. Trong chương hai, mối tương quan giữa việc nghe biết về giá trị sống- nhận thức được chứng minh bằng những số liệu cụ thể: φ' giữa câu 9 với câu 1 bằng 0.38; φ' giữa câu 11 với câu 1 bằng 0.48; φ' giữa câu 1 với câu 12 bằng 0.24. Những mối tương quan này không cao; Mối tương quan giữa việc nghe biết về giá trị sống - hành động thống qua kết quả đánh giá học tập và hạnh kiểm đã được xác định bằng phương pháp định tính được chứng minh qua các số liệu như :φ' giữa việc nghe giá trị sống kết quả học tập bằng 0.40 không cao. φ' giữa chọn người mẫu để sống và kết quả học tập bằng 0.28 cũng là kết quả không cao.

Khi xem xét lại vấn đề, người nghiên cứu thấy một vấn đề có thể lý giải cho kết quả trên: tỉ lệ % nghe giá trị sống của bản khảo sát cho thấy: 47% HV hiếm khi được nghe và thỉnh thoảng được nghe về giá trị sống. Đầy có thể là một nguyên nhân dẫn điến việc HV bỏ học nhiều, khó thích nghi với môi trường giáo dục tại trường TCNTT Tân Tiến. Như thế cần tăng cường việc dạy giá trị sống cũng như thay đổi phương pháp dạy phù hợp sẽ có một kết quả tốt hơn. Người nghiên cứu sẽ thực nghiệm vận dụng kịch ngắn như là sự thay đổi phương pháp dạy giá trị sống để hiệu quả giáo dục tốt hơn thể hiện ở chương kế tiếp.

50

Chương 3

VẬN DỤNG KỊCH NGẮN VÀO DẠY TÍCH HỢP GIÁ TRỊ SỐNG

3.1. Những giá trị sống các nhà tuyển dụng ưu tiên chọn lựa: Mục tiêu:

Những HV sau khi tốt nghiệp được giới thiệu đến các công ty để làm việc. Các công ty là môi trường thực tiễn, là nơi đánh giá xác thực nhất năng lực của HV. Đồng thời những kỳ vọng và yêu cầu về phẩm chất năng lực và phẩm chất nhân cách là thước đo cho một quá trình đào tạo. Chính vì thế, người nghiên cứu muốn xác định các nhu cầu và kỳ vọng của các công ty vào người HV sau khi tốt nghiệp, như sự định hướng giá trị sống. Như thế việc định hướng giá trị sống đã được gắn liền và phát xuất từ môi trường sống thực tiễn.

Cách thức tiến hành:

Người nghiên cứu trao đổi và nghiên cứu về nhu cầu và kỳ vọng của các công ty. Sau đó lập những danh sách 21 giá trị sống: Trung thực, trách nhiệm, khiêm tốn, can đảm, hiền lành, tự trọng, cẩn thận- thận trọng, thích nghi nhanh với hoàn cảnh mới, sáng tạo, tự lập, cần cù- chăm chỉ, làm việc có mục tiêu rõ ràng, gắn bó với công ty, sống có mục đích, tôn trọng, yêu thương, khoan dung, hợp tác, giản dị, đoàn kết, hòa bình. Người nghiên cứu thử nghiệm bản khảo sát, hoàn thiện bản khảo sát và gửi đến các công ty. Trong bảng khảo sát, người nghiên cứu yêu cầu các công ty đánh dấu 8 giá trị được chú trọng. Sau 3 tuần đã có 7 công ty phản hồi: (1) CS Wind Việt Nam; (2) cảng SITV; (3) Solar; (4) Cổ Phần Bột Giặt NET; (5) Toshiba; (6) Metacor Việt Nam; (7) Giấy Sài Gòn. Người nghiên cứu chọn 8 giá trị được các công ty coi là quan trọng nhất, với kết quả khảo sát như sau:

Các giá trị: trung thực, trách nhiệm, hợp tác có tỉ lệ chọn là 100%; Các giá trị: cẩn thận-thận trọng, gắn bó với công ty có tỉ lệ chọn là 86%; Các giá trị: sáng

51

tạo, khả năng thích ứng, cần cù- chăm chỉ có tỉ lệ chọn là 71%. Người nghiên

cứu chỉ chọn tám giá trị sống được ưu tiên chọn lựa nhiều nhất.

Căn cứ vào kết quả bản khảo sát, người nghiên cứu chọn ba giá trị sống để thực nghiệm phương pháp kịch ngắn. Ba giá trị sống được chọn: Trung thực, gắn bó với công ty, và cần cù- chăm chỉ.

3.2. Vận Dụng Kịch Ngắn vào việc dạy tích hợp giá trị sống. 3.2.1. Chuẩn bị:

Kịch bản:

Trong luân văn này, người nghiên cứu sẽ viết trọn ven một kịch bản. Sau đó người nghiên cứu sẽ chọn những HV thủ vai cho các nhân vật trong kịch và tập dợt trước. HV sẽ viết hai kịch bản với nội dung cốt truyện được người nghiên cứu quy định.

Cốt truyện kịch bản dạy giá trị trung thực.

Hải là viên của trường TCNTT Tân Tiến mới ra trường. Hiện Hải đang làm thử việc cho công ty Toshiba. Bố của Hải phải vào viện cấp cứu vì tai biến mặt máu não. Biết được bối cảnh đó ban giám đông công ty muốn "thử lửa" về sự trung thực của Hải. Họ dàn xếp: để một số tiền trên bàn làm việc, và tạo hiện tượng giả để đi ra ngoài; Hải bị giằng co giữa việc lấy số tiền để chữa bệnh cho bố và sự trung thực. Cuối cùng sự trung thục đã chiếm phần thắng. Anh được tập thể công ty giúp đỡ để chữa chạy thuốc thang cho người bố.

Cốt truyện cho Kịch bản dạy giá trị cần cù-chăm chỉ.

Trung và Hậu vừa mới tốt nghiệp trường TCNTT Tân Tiến và đang thử việc tại công ty Solar Irex. Trung thì chăm chỉ luôn tìm cách cố gắng hoàn thành công việc được giao. Hậu thì luôn dừa việc, biếng nhác. Trung luôn nhắc nhở bạn nên hoàn thành công việc được giao. Trái lại Hậu luôn cảm thấy khó chịu vì lời nhắc nhở của bạn. Trong bối cảnh đó, một ngày kia trưởng phòng đột xuất kiểm tra tiến độ công việc được giao. Trung được khen thưởng. Hậu bị sa thải.

52

Hùng là một cán bộ có năng lực: kỹ năng giao tiếp, trình độ chuyên môn... Hùng đang làm tổ trưởng cho công ty Thép Vina Kyoei, mức lương của anh 8-10 triệu đồng/ tháng. Qua tìm hiểu trên mạng, anh biết có một số công ty liên doanh đang tuyển nhân sự phù hợp với năng lực chuyên môn của anh. Anh xin nghỉ việc ở công Ty thép Vina Kyoei. nộp đơn đầu quân cho các công ty đang chào mời. trong thời gian thử việc anh không đáp ứng được các yêu cầu của công ty mới và bị thải hồi.

3.2.2. Yêu cầu:

Muốn thành công và đạt hiệu qủa cao trong sử dụng phương pháp kịch ngắn để hình thành giá trị sống cần có các yêu cầu sau:

Yêu cầu về cơ sở vật chất: Tối thiểu để diễn kịch cần phải có sân khấu nhỏ

trong phòng học. Mặt khác cần phải có dụng cụ và phục trang đơn giản đảm bảo độ thẩm mỹ cũng như độ công phu. Và với lớp học phải cơ động một cách dễ dàng tốt nhất là theo hình chữ U.

Đối với giáo viên: Cần phải biết lựa chọn nội dung bài học phù hợp với phương pháp kịch ngắn. Do kịch ngắn không phải là phương pháp vạn năng có thể áp dụng cho tất cả các bài học.

Đối với HV: Phải có ít nhiều năng khiếu nghệ thuật cũng như khả năng thể hiện giọng, khả năng đổi giọng, cách diễn xuất. Tính năng động linh hoạt sáng tạo khi nhập vai-hóa thân vào vai diễn. Mặt khác phải thuộc lời và nắm được nội dung kịch bản. HV cần biết được tính cách của nhân vật mà họ thủ vai, nhằm lột tả được đặc điểm nhân vật: diện mạo bên ngoài, tính cách, điệu bộ...

Thời gian: Nếu tiến hành trong giờ học cần thời gian dài 5-10 phút. Do thời lượng hạn chế nên nội dung kịch bản phải được xây dựng trên cơ sở nội dung bài học, hướng vào tập trung giải quyết các vấn đề HV cần lĩnh hội. Đó chính là tri thức cần đạt được sau bài học đó.

53

3.2.3. Tiến hành:

Phương pháp kịch ngắn là phương pháp dạy học độc đáo và hấp dẫn. Do đó có thể tiến hành bất cứ thời gian nào miễn là giáo viên cảm thấy hợp ý. Cách tiến hành như sau:

Trong trường hợp lớp học có số lượng dưới 50 HV, quá trình dạy học có thể diễn ra trong một phòng lớp. Giáo viên có thể bố trí phòng học thành một sân khấu nhỏ. Sau đó giáo viên bố trí việc chia nhóm, nêu nhiệm vụ và yêu cầu cho nhóm diễn kịch. Thứ đến giáo viên hướng dẫn HV viết một hoàn chỉnh với nội dung cốt truyện đã được giáo viên quy định. Tiếp đến giáo viên hướng dẫn chọn người để thủ những vai diễn thích hợp. Âm nhạc là một yếu tố không thể thiếu, giúp cho vở kịch tăng thêm sự hấp dẫn. Chính vì thế, giáo viên hỗ trợ nhóm chọn nhạc, phù hợp với cốt truyện.

Nếu số lượng HV trên 50 người, tập trung HV vào hội trường để theo dõi vở kịch. Hội trường đã được chuẩn bị về: sân khấu, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ... Những HV sắm vai đã được tập dợt một cách kỹ lưỡng.

Các HV khác chú ý theo dõi diễn biến vở kịch để nắm được nội dung. Từ đó rút ra nhận xét đánh giá đề ra cách xử lý, ứng xử khi áp dụng vào cuộc sống thực tiễn sau này. Cuối cùng HV và giáo viên rút ra kết luận đó cũng chính là tri thức cần chiếm lĩnh qua bài học.

3.2.4. Kiểm Tra Đánh Giá Thực Nghiệm: Mục Tiêu: Mục Tiêu:

Xác định những biểu hiện các HV thể hiện ra bên ngoài nhằm xác định sự tích cực của HV. Xác định thái độ tiếp nhận phương pháp dạy giá trị sống thống qua phương pháp kịch ngắn. Xác định thái độ tiếp nhận giá trị sống để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Từ đó xác định sự phù hợp của phương pháp kịch ngắn đối với việc dạy giá trị sống.

54

Cách thức kiểm tra đánh giá:

Một nghiệm pháp dành cho lớp học có số HV nhiều hơn 50 người. Người nghiên cứu sẽ sử dụng hai kênh thống tin để đánh giá. Kênh thống tin thứ nhất là quan sát bằng mắt. Kênh thống tin thứ hai là bảng hỏi.

Đối với nguồn thống tin thứ nhất, người nghiên cứu dùng máy quay phim thu lại toàn cảnh của HV đang theo dõi kịch ngắn để lấy dữ liệu. Sỡ dĩ phải dùng máy quay phim là vì không thể quan sát đồng loạt các HV cùng một lúc; giảm thời gian chuẩn bị các giáo viên quan sát; máy sẽ thu lại toàn bộ hoạt động nên không mất dữ liệu khi cần đến.

Chọn ngẫu nhiên 50 HV để quan sát. Cứ ba phút một lần, quan sát viên đánh dấu vào bảng quan sát đã làm sẵn. Thực hiện 3 lần đo cho mỗi mẫu quan sát. Tổng kết những điều quan sát được. Cũng từ 50 HV được chọn để quan sát, người nghiên cứu sẽ dùng bảng hỏi đã được thiết kế để đánh giá nghiệm pháp trong nguồn thống tin thứ hai.

Để thiết kế được thang đo kênh thống tin thứ nhất, người nghiên cứu đã quan sát các hành vi của HV trong một tuần. Ghi lại các hành vi các HV. Sau đó người nghiên cứu phân tích và phân loại hành vi của HV phù hợp với nội dung muốn đo. Trong bảng thiết kế, người nghiên cứu đặt 5 mức thang đo: HV thích thu theo dõi: HV vừa chú ý- mỉm cười- lóng ngóng xem vở kịch; Tập trung theo dõi: Mắt của người HV chăm chú theo dõi vở kịch; Không tâp trung: người HV đang cúi mặt,

đang lơ đãng... không theo dõi vở kịch; Làm việc riêng: HV coi lại bài học trong cuốn vở, mân mề đồ vật; Nói chuyện- nghịch phá: HV đang nói chuyện hoặc

nghịch phá trong thời gian vở kịch đang diễn.

Nhằm xác định: việc hiểu và nhớ nội dung bài học; thái độ tiếp nhận giá trị sống, tiếp nhận phương pháp, người nghiên cứu viết một bảng hỏi tương ứng. Sau mười bốn ngày, người nghiên cứu sẽ khảo sát các HV đã được chọn làm mẫu.

Người nghiên cứu thực nghiệm phương pháp kịch ngắn hai lần dành cho lớp học dưới 30 HV. Người nghiên cứu dùng bảng hỏi để xác định việc hiểu và nhớ nội

55

dung bài học, thái độ tiếp nhận phương pháp, thái độ tiếp nhận giá trị sống sau 14 ngày thực nghiệm.

Do tính chất đặc thù của nội dung và phương pháp, nên người nghiên cứu không thể xây dựng một lớp đối chưng. Thế nhưng để thể hiện tính khách quan của nghiên cứu, người nghiên cứu so sánh- đối chiếu với kết quả nghiên cứu về việc nhớ bài học của Dale Edgar.

Hình 3.1 Mô hình học tập hình chóp của Edgar Dale.

Kết Quả Thực Nghiệm

Kết quả kiểm tra khi thực nghiệm với số lượng trên 50 HV. Kiểm tra về thái độ tiếp nhận phương pháp của HV

Như đã trình bày ở phần trên, việc kiểm tra nghiệm pháp qua kênh quan sát được thực hiện như sau: dùng máy quay phim thu lại toàn bộ hoạt động diễn ra trong lớp học. Sau đó quan sát mẫu đã được chọn trước với kích thước là 50 HV. Quan sát hành vi của HV rồi đánh dấu vào bảng đã được thiết kế.

56

Sau đây là biểu đồ biễu diễn thái độ tiếp nhận phương pháp của HV thống qua bảng quan sát:

Biều đồ 3.2. Biễu diễn thái độ tiếp nhận phương pháp.

Kết quả thực nghiệm cho thấy: tần số suất hiện sự biểu hiện HV thích thú theo dõi kịch ngắn là 57/150 lần, tương đương 38%; Tần số suất hiện sự biểu hiện HV tập trung theo dõi kịch ngắn là 89/150 lần, tương đương 60%; và tần số suất hiện sự biểu hiện không tập trung là 4/150 lần tương đương 2%. Khi đánh giá về thái độ học tập của số lượng hơn 50 HV là một kết quả tịch cực. Kết quả đó cho thấy rằng nghiệm pháp có hiệu quả rất cao trong việc tích cực hóa việc học về giá trị sống

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị sống của học viên có hoàn cảnh đặc biệt tại trường trung cấp nghề tư thục tân tiến (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)