Thu thập và phân tích dữ liệu chứng khoán:

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 32)

Thu thập và phân tích dữ liệu chứng khoán là bước quan trọng đòi hỏi các

nhà đầu tư phải bỏnhiều công sức để nghiên cứu và phân tích các dữliệu từ đó lựa chọn được các cổphiếu phù hợpđể đưa vào danh mục đầu tư.

Đầu tiên, các nhà đầu tư thường sửdụng hai lưới lọc cổphiếu là cơ bản và kĩ

thuật:

- Lưới lọc cơ bản: các nhà đầu tư có thểlấy một số tiêu chí cơ bản chung để

các tiêu chí lụa chọn vì thế mỗi nhà đầu tư cá nhân đều có cách vận dụng theo từng

giai đoạn của thị trường. Để có thểthu thập được đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và cảkiến thức chuyên môn tài chính đểhiểu được ý nghĩa của các con số.

Bảng 1.1. Một số tiêu chí cơ bản

Tiêu chí 1: VỐN HÓA

Nằm trong top 25-30% của sàn HAX, HOSE. Hoặc chọn vốn hóa nhỏ

Sốcổphiếu các cổ đôngnội bộmua/ bán trongnăm>1,5 Tiêu chí 2: EPS

Tăng trưởng EPS >Năm trước >Trung bình ngành> Thị trường

Tăng trưởng EPS > Trung bình thị trường 5năm 50%>Tăng trưởng EPS > 0%

Hoặc20%>Tăng trưởng EPS > 2.7%

Cổphiếu thuộc nhóm top 20%tăng trưởng EPS trong vòng 5nămqua Tiêu chí 3: ROE

ROE >= 20% của mỗinămtrong 3năm trước

ROE >Trung bình ngành > Trung bình thị trường 5năm

Trung bình ROE của 2năm trước > Trung bình ngành Tiêu chí 4: LỢI NHUẬN

NPM củanămhiện tại > Năm trước > 8%>Trung bình ngành GPM>Trung bình ngành

OPM của năm này > Năm trước >Trung bình 5 năm trước >Trung bình ngành

Tỷsốdoanh thu trên tổng tài sản > Trung bình ngành Tiêu chí 5: HỆSỐNỢ

Debt/ Equity (Tỷsốnợ trên vốn chủsởhữu) < 1 Debt/ Tổng tài sản < Trung bình ngành

Nợdài hạn/ Equity < 1<Trung bình ngành Tỷsốthanh toán tiền mặt > 1

Tiêu chí 6: CÁC CHỈSỐTHỊ TRƯỜNG P/E

P/ E < 40% của sàn HAX và HOSE < Trung bình ngành P/ E < P/E trung bình trong 5năm trước

TỷsốP/E trên D/ P < 4

Hoặc chọn P/E lớnhơntrung bình ngành. P/B

P/B < 2 <=3 < Trung bình ngành

P/B nằm trong số30- 40% thấp nhất của sàn HAX, HOSE. P/S

P/S < 1.25 < 1.5

Doanh thutăng trưởng mỗinămtrong vòng 5nămqua Doanh thu > 1.5 lần trung bình ngành

PEG

PEG < 1 D/P

D/ P > thị trường D/ P thuộc top 33% D/ P thuộc nhóm cao nhất

Nguồn: Lê Doãn Hà, cafef.vn.

- Lưới lọc kĩ thuật: Nhà đầu tư dựa trên diễn biến lịch sử giá của cổ phiếu, khối lượng giao dịch tăng đột biến so với bình quân tuần hay tháng, giá phá vỡ các

điểm quan trọng. Việc chọn lọc này dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của mỗi nhà

đầu tư.

Mỗi cổ phiếu có đặc điểm tăng hoặc giảm giá không giống nhau tuy nhiên giá cổphiếu vận động theo xu hướng chung của toàn thị trường.[7]

Tiếp theo, sau quá trình nhà đầu tư sẽtiến hành theo dõi và phân tích cơ sở

dữliệu liên quan đến thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư thực hiện chọn lựa một số

cổ phiếu ở các ngành đang có cơ hội bứt phá hay dẫn đầu nền kinh tế trong từng

giai đoạn thông qua việc nghiên cứu và phân tích cơ cấu ngành dựa trên các báo cáo của các tổ chức kiểm soát có uy tín hay các bảng xếp hạng ngành, thông tin nhận

định của các chuyên gia qua phương tiện thông tin đại chúng.

- Phân tích hoạt động kinh tếvĩ mô: Các yếu tốkinh tế vĩ mô biến động gây

ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Việc phân tích hoạt động kinh tếvĩ môgiúp

các nhà đầu tư xác định được tỉ trọng đầu tư vào cổ phiếu. Nguyễn Minh Kiều và các cộng sựcủa ông đã chỉ ra cụthể4 yếu tốvĩ mô có quan hệvới thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm:

+ Lạm phát: Là sựmất giá của đồng tiền làm thay đổi hành vi tiêu dùng

và đầu tư của dân cư. Khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, người dân không muốn giữtiền mặt hoặc gửi tiền trong ngân hàng mà chuyển sang nắm giữvàng, bất động sản, ngoại tệmạnh... khiến một lượng vốn nhàn rỗi đáng kểcủa xã hội nằm im dưới dạng tài sản “chết”. Thiếu vốn đầu tư, không tích lũy để mở rộng sản xuất, sự tăng

phát tăng cao còn ảnh hưởng trực tiếp tới các DN, dù hoạt động kinh doanh vẫn có lãi, chia cổ tức ở mức cao nhưng tỷ lệ cổtức khó gọi là hấp dẫn khi lạm phát cao.

Điều này khiến đầu tư chứng khoán không còn là kênh sinh lợi.

+ Cung tiền: Quan hệ giữa cung tiền và thị trường chứng khoán là cùng chiều được thểhiện thông qua chính sách tiền tệ

• Chính sách tiền tệ mở rộng: Nếu lượng cung tiền mở rộng sẽ

dẫn đến một sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hóa cũng như làm gia tăng việc sử

dụng các tài sản tài chính mà chứng khoán là một trong số đó. Khi lượng cung tiền

tăng, thanh khoản vượt trội sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán khá mạnh do

tác động của chính sách tiền tệ tương đối nhanh và trực tiếp. Chính sách mở rộng tiền tệ làm giảm lãi suất của nền kinh tế, làm giảm lãi suất chiết khấu của chứng

khoán qua đó làm tăng giá kỳvọng và tăng thu nhập.

• Chính sách tiền tệthắt chặt: Lãi suất cao hơn do ảnh hưởng của chính sách tiền tệthắt chặt thường có tác động xấu cho thị trường chứng khoán. Lý do: thứ nhất, làm giảm giá của chứng khoán do làm tăng lãi suất chiết khấu trong các mô hình định giá; thứhai, làm cho các chứng khoán thu nhập cố định trởthành một lựa chọn hấp dẫn hơn làm giảm thanh khoản vào cổphiếu; thứba, làm giảm xu

hướng vay mượn để đầu tư vào chứng khoán; và cuối cùng, làm tăng chi phí vận

hành DN do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.

+ Tỷgiá hối đoái: Vềmặt lý thuyết có 3 cách tiếp cận mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán. Tuy nhiên 3 cách này lại cho ra kết quả khác nhau, có mối quan hệ cùng chiều theo cách tiếp cận của Dornbusch và Fisher

(1980), ngược chiều theo mô hình cân bằng danh mục đầu tư về tỷ giá, Branson (1983) hay thậm chí không có mối liên hệ nào giữa yếu tố tỷ giá và thị trường chứng khoán khi tiếp cận tỷ giá như một tài sản (giá của một đơn vị ngoại tệ) của Gavin (1989).

+ Giá vàng: Sựbiến động của giá vàng ảnh hưởng đến phần lớn các nền kinh tế trên thếgiới trong đó có TTCK. Các nhà đầu tư có thói quen sử dụng chiến

lược quản trị rủi ro đơn giản là đa dạng hóa trong danh mục đầu tư của họcác hàng hóa có cả đầu tư vàng hoặc dầu vì hai khoản đầu tư này thường có mối quan hệ

nghịch đảo với xu huớng của thị trường chứng khoán. Có thể thấy rằng giá vàng trong lịch sử thường được xem là “nơi tránh bão” giúp tránh thiệt hại xảy ra trong thời kỳ lạm phát, bất ổn xã hội, và chiến tranh - các thời kỳ mà giá cổ phiếu luôn luôn sụt giảm. Trong các cuộc khủng hoảng như thế này, giá vàng tăng mạnh khi giá chứng khoán sụt giảm, mặc dù mức độ tác động mạnh yếu có thể khác nhau đối với từng nền kinh tế.[11]

- Phân tích ngành: Việc tìm hiểu và phân tích các sốliệu, thông tin liên quan

đến ngành kinh doanh rất quan trọng cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn cổphiếu để đầu tư. Trong mỗi giai đoạn của nền kinh tế sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến từng ngành, lĩnh vực kinh doanh. Những chính sách kinh tếcủa nhà nước và quốc tế

sẽ tác động trực tiếp đến ngành, nghềkinh doanh, có thể đó là cơ hội của ngành này

nhưng có thể đó là thử thách của ngành khác. Mục đích của phân tích ngành giúp

nhà đầu tư xác định được ngành có thu nhập trên mức rủi ro trung bình từ đó đưa ra

quyết định nên đầu tư vào đâu, lúc nào thì đầu tư để có được lợi nhuận và mức rủi ro phù hợp.

- Phân tích doanh nghiệp: Thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các chỉ sốtài chính, thông tin nhận định từ các chuyên gia và phương tiện đại chúng uy

tín nhà đầutư có thể đánh giá được thực trạng tình hình tài chính và hiệu quảkinh doanh của công ty. Đồng thời nhà đầu tư có thể tiến hành phân tích lịch sửgiá cổ

phiếu của doanh nghiệp đó để có thể đưa ra được phán đoán trong tương lai ngắn hạn. Nhà đầu tư phân tích doanh nghiệp để đánh giá được chất lượng của doanh nghiệp, đội ngũ quản lý và triển vọng của nó trong tương lai.

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)