Phương pháp Jensen:

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 45)

Phương pháp này căn cứ trên mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) theo công thức:

Trong đó:

- E(Ri) là tỷsuất lợi nhuận ước tính của danh mục i. - Rflà lãi suất phi rủi ro trong một giai đoạn.

-βilà mức độrủi ro hệthống của chứng khoán hay một danh mục i. - E(RM) là lợi nhuận ước tính của danh mục thị trường.

Như vậy, nếu kết quả lợi nhuận thực tếcủa danh mục thị trường RM và của danh mục i Ri thỏa mãn phương trình trên tức là Ri= Rf + βi(RM Rf) (2) thì có nghĩa là nhà đầu tưquản lý danh mục i có kết quảxếp ngang hàng với danh mục thị trường nhưng không có nghĩa là lợi suất hai danh mục này bằng nhau do mức chấp nhận rủi ro của chúng khác nhau.

Tong trường hợp mối quan hệ lợi suất thực tế của danh mục i và danh mục thị trường không theo phương trình (2) có nghĩa là hai danh mục này xếp hạng khác nhau, cụthể:

- NếuRi> Rf + βi(RM –Rf) (3) chứng tỏdanh mục i hoạt động tốt hơn danh

mục thị trường hay tốt hơn mức trung bình của thị trường.

- Nếu Ri< Rf + βi(RM Rf) (4) chứng tỏ danh mục i hoạt động kém hơn

danh mục thị trường hay kém hơn mức trung bình của thị trường.

Tuy nhiên, các đánh giá trên chỉmới so sánh được kết quảmột danh mục nào

đó với danh mục thị trường chứ chưa thể so sánh với nhau. Vì vậy cần tiến hành so sánh mối quan hệgiữa danh mục đánh giá với danh mục thị trường bởi công thức sau:

Ri–Rf= Ai+ βi(RM–Rf)

Aichính là thước đo Jensen. Nếu Aicàng cao thì càng tốt tuy nhiên các danh mục có độrủi ro khác nhau nên chúng ta cần phải đo Aitrong mối tương quan với

hệsốrủi ro của chính danh mục i có nghĩa là hệsố là thước đo so sánh của mỗi danh mục. Nếu hệsốnày càng cao thì danh mục càng hiệu quả.[1, 253-255]

CHƯƠNG 2 – XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢTRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 45)