Bên cạnh huy động vốn, thì sử dụng vốn đóng vai trò quan trọng. Mục tiêu
đặt ra trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng thương mại là sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa và giảm thiểu được rủi ro. Hầu hết các ngân hàng đều sử dụng vốn đa phần nhằm mục đích cho vay, đây là nghiệp vụ đóng vai trò chủchốt trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng của BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Tháng
9/2018 So sánh (%) 2017/2016 2018/2017 Tổng dư nợ tín dụng 9,685,284 9,107,239 9,855,266 (5.79) 8.21 1 Dư nợ theo kỳ hạn A Cho vay ngắn hạn 5,145,453 5,652,156 6,310,347 9.85 11.64 B Cho vay trung dài hạn 4,398,864 3,219,726 3,544,919 (26.81) 10.10 C Cho vay khác 140,967 235,357 407,208 66.96 73.02 2 Theo nhóm nợ A Nợ nhóm 1 9,626,342 8,977,375 9,715,867 (6.74) 8.23 B Nợ nhóm 2 12,837 39,121 52,366 204.75 33.86 C Nợ nhóm 3 1,418 1,026 28,526 (27.64) 2680.31 D Nợ nhóm 4 791 548 7,352 (30.72) 1241 E Nợ nhóm 5 43,896 89,168 51,156 103.13 (42.63) (Nguồn: BIDV Quảng Bình)
Nhìn vào bảng 2.3, ta thấy tổng dưnợ tín dụng biến động liên tục qua 3 năm,
tốc độ tăng trưởng khôngổn định. Năm 2017 giảm 5.79% so với năm 2016, nhưng đến tháng 9 năm 2018 tăng 8.21% tương ứng tăng 748,027 tỷso với năm 2017.
Phân loại theo dư nợtheo kỳhạn
Cho vay ngắn hạn có tỷ trọng cao hơn so với cho vay trung dài hạn và cho vay khác. Sự dịch chuyển cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho thấy các ngân hàng đã
đầu tư nhiều hơn vào chất lượng tín dụng, và đòi hỏi bên vay sử dụng đúng mục
đích và tăng chu kỳ sản xuất kinh doanh trên một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
vay ngắn hạn đã tăng liên tục từ9.85% lên 11.64% khoảng 658,191triệu đồng. Tuy
nhiên, qua năm 2017 thì cho vay trung dài hạn lại sụt giảm mạnh tới 26.81% so với
năm 2016. Đến tháng 9 năm 2018, cho vay trung dài hạn mới khởi sắc và có tốc độ tăng trưởng ổn định là 10.10%. Lý do mà khách hàng lại chọn cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung dài hạn là vì thời gian vay ngắn, họcó thểxoay vòng vốn nhanh. Khi mà nhu cầu vốn quay vòng nhanh sẽ không quá tiêu hao tài chính sẽ
thuận lợi cho các ngân hàng giữ được ổn định lãi suất huy động. Bên cạnh đó, khi
vay trung dài hạn, khách hàng phải có tài sản đảm bảo tương đối lớn và ổn định,
trong khi đó thủ tục và quá trình thẩm định đang còn rườm rà và phức tạp làm tốn thời gian của khách hàng. Do đó, khách hàng lựa chọn cho vay ngắn hạn nhiều hơn.
Không chỉ thế, các ngân hàng từ chỗ tìm kiếm những dự án cho vay trung dài hạn, thì nay tập trung nhiều hơn vào các dự án quy mô nhỏ để đầu tư ngắn hạn, giảm thiểu rủi ro, lãi thu về nhanh hơn và hạn chế tối đa nợxấu như đã từng xảy ra giai
đoạn vừa qua.
Biểu đồ 2.1 : Tình hình dư nợ tín dụng phân theo kỳ hạn của BIDV Quảng
Bình -2018 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 Năm 2016 Năm 2017 Tháng 9/2018 5145453 5652156 6310347 4398864 3219726 3544919
Phân loại theo nhóm nợ
Tổng dư nợ của Chi nhánh tăng giảm biến động theo từng năm, được chia
thành 5 nhóm dư nợ. Từ năm 2016 đến 9 tháng đầu năm 2018 thì nợ nhóm 1 chiếm tỷtrọng cao nhất thểhiện dư nợ của BIDV đang trong tình trạng tốt. Nợnhóm 2 có tốc độ tăng trưởng mạnh, đặc biệt trong năm 2017 tăng 204.75% và giảm còn
33.86% cho năm 2018. Nợ nhóm 3 lại có xu hương biến động tăng giảm không
đồng nhất, đến năm 2017, dư nợ nhóm 3 đã giảm tới 27.64%; nhưng tới tháng 9
năm 2018 lại tăng gần 27 tỷ đồng (tăng 2680.31%). Trong khi đó, nợnhóm 4 và nợ
nhóm 5 cũng tăng mạnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nợ xấu như từ phía người vay vốn, từphía ngân hàng, thậm chí từnhững bất ổn của nền kinh tế, yếu tốkhách quan, thiên tai dịch bệnh. Tình trạng nợ xấu cao chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ
cấu nợ. Một phần là do cho vay trung dài hạn cao, dẫn đến rủi ro lớn. Đa số các khoản vay trung dài hạn đều yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo, đây là
khoản thu nợ thứ hai của ngân hàng nếu như khách hàng không trả được nợ. Chất
lượng thẩm định tài sản đảm bảo không tốt, rủi ro đạo đức của các cán bộthẩm định sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nợxấu. Vậy nên công tác thẩm định tài sản đảm bảo là rất quan trọng. Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghiệp vụ, trình độ
chuyên môn cho nhân viên tín dụng nhằm hạn chế được việc cho khách hàng xấu
vay vốn nhưng cũng không thể bỏ qua những khách hàng tốt vì như vậy không những mất đi khả năng kiếm được lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.