đảm bảo tại BIDV Quảng Bìnhgiai đoạn 2016-2018
Bảng 2.12: Tình hình nợ quá hạn trong cho vay trung dài hạn KHCN của BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Tháng 9/ 2018 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Nợ quá hạn KHCN trong
cho vay trung dài hạn 7 100 24 100 47 100
Có TSĐB 6 85.71 23 95.83 46 97.87
Không có TSĐB 1 14.29 1 4.17 1 2.13
(Nguồn: BIDV Quảng Bình)
Nợ quá hạn trong cho vay trung dài hạn có tài sản đảm bảo luôn cao hơn rất nhiều so với nợ quá hạn trong cho vay trung dài hạn không có tài sản đảm bảo. Năm
2016, nợ quá hạn trong cho vay trung dài hạn là 7 tỷ đồng. Đến tháng 9 năm 2018, nó đã tăng lên 47 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần. Đây là một dấu hiệu xấu cho ngân hàng. Nợ quá hạntăng cao quaba năm có thểlà do tình trạng kinh doanh của khách hàng cá nhân gặp nhiều khó khăn do kinh tế tại địa bàn tỉnh Quảng Bình còn chưa phát
triển. Chính sách hỗtrợ của tỉnh Quảng Bìnhđối với khách hàng cá nhân đang kinh doanh chưa có sự đầu tư sâu sắc. Hơn nữa lãi suất cho vay tuy có giảm do lãi suất
huy động giảm nhưng trên thực tế vẫn còn khá cao, phổ biến từ 11-12%. Đặc biệt nợquá hạn trong cho vay trung dài hạn có tài sản đảm bảo cao.Trong thời gian đến, ngân hàng cần quan tâm làm thế nào đểcắt giảm bớt nợquá hạn, nợ xấu xuống mức an toàn. Trong đó, thẩm định khách hàng và thẩm định tài sản đảm bảo phải được xem là khâu quan trọng trước khi quyết định cho vay.
Nợ quá hạn đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo lại cao hơn nhiều so với các khoản vay không có tài sản đảm bảo. Đối với dư nợcó tài sản đảm bảo, nợ
quá hạn tăng cao từ7 tỷlên 24 tỷ (tăng 17 tỷ đồng) từ năm 2016 đến 2017. Tiếp tục
tăng nhanh từ 24 tỷ tới 48 tỷ (tăng 23 tỷ đồng) vào 9 tháng đầu năm năm 2018. Ngược lại, nợ quá hạn trong cho vay tín chấp lại giữmột mứcổnđịnh là 1 tỷ đồng
trong 3 năm 2016, 2017, tháng 9 đầu năm 2018.Có một yếu tốchủquan trong thẩm
định khả năng trảnợ của khách hàng cá nhân khi chi cho vay có tài sản đảm bảo của cán bộ tín dụng đó là quá tự tin về nguồn thu nợ thứ cấp. Nên cán bộ tín dụng
thường chủquan trong công tác thẩm định tài sản đảm bảo. Chi nhánh cần siết chặt
hơn nữa công tác thẩm định khả năng trả nợcủa khách hàng cá nhân trong cho vay có tài sản đảm bảo. Chỉ nên coi thẩm định tài sản đảm bảo là phương ándựphòng.
Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn trong cho vay trung dài hạn khách hàng cá nhân tại BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016- 2018
2.2.4.6.Giá trị tài sản thanh lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Quảng Bình giaiđoạn 2016-2018
6 23 46 85.7 95.8 97.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 78 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 100 Năm 2016 Năm 2017 Tháng 9/2018
Bảng 2.13: Giá trị tài sản thanh lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016- 2018
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Tháng 9/2018
Nhà cửa, quyền sửdụng đất 3.02 6.49 11.92
Sổtiết kiệm 0 0 0
Xe ô tô 1.20 3.25 5.17
Các loại TS khác 0.31 0.90 1.84 Tổng giá trị thanh lý TSĐB thu
hồi nợtrung và dài hạn KHCN 4.53 10.64 18.93 Tổng giá trị TSĐB theo thẩm định 4.53 10.95 19.31 Tỷ lệ thanh lý TSĐB so với thẩm định (%) 100 97 98 (Nguồn: BIDV Quảng Bình)
Nhìn vào bảng 2.13, ta nhận thấy rằng tổng tài sản phải thanh lý để thu hồi nợ tăng dần qua các năm do nợ quá hạn, nợ xấu trung và dài hạn khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tăng cao. Tính đến tháng 9 năm 2018, giá trị tài sản thanh lý là 18.93 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với năm 2016. Tại BIDV Quảng Bình, Ngân hàng chủyếu thanh lý loại tài sản là nhà cửa, quyền sửdụng đất và xe ô tô bởi vìđây là 2 loại tài sản đảm bảo phổbiến nhất ởBIDV Quảng Bình. Giá trị thanh lý nhà cửa, quyền sửdụng đấttăng qua 3 năm và giữ tỷtrọng cao nhất. Năm 2016, giá trị thanh lý nhà cửa, quyền sửdụng đất là 3.02 tỷ đồng, tăng lên 6.49tỷ đồng năm 2017 và đạt 11.92 tỷ đồng 9 tháng đầu năm 2018. Đối với xe ô tô, giá trị thanh lý thu hồi nợ cũng có xu hướng tương tự như nhà cửa và quyền sử dụng đất, 1.20 tỷ đồng năm 2016 tăng lên5.17 tỷ đồng 9 tháng đầu năm 2018.Vìđây là những tài sản phổ biến mà khách hàng thường đảm bảo cho khoản vay của mình nên cán bộ tín dụng cần chú trọng hơn nữa đến việc định giá tài sản đảm bảo là nhà cửa, quyền sử
đang làm rất tốt công tác thẩm định đối với loại tài sản này. Các loại tài sản khác chiếm tỷtrọng nhỏtrong tổng giá trịtài sản thanh lý đểthu hồi nợ.
Có thể thấy công tác thẩm định giá tài sản đảm bảo tại BIDV Quảng Bình đã
đạt được một sốkết quả nhưnggiá trị tài sản thanh lý để thu hồi nợ chưa bù đắp đủ
giá trị tài sản đảm bảo theo thẩm định trước đó. Tỷ lệ thanh lý TSĐB so với giá trị
thẩm định biến động qua mỗi năm. Năm 2016, tổng giá trị tài sản đảm bảo theo thẩm định là 4.53 tỷ đồng, đạt 100% tỷlệ thanh lý TSĐB so với giá trị thẩm định.
Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy được cán bộ thẩm định đã định giá tài sản chính xác và sát giá so với thị trường. Nhưng đến năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018, tỷ
lệ thanh lý TSĐB so với giá trị thẩm định đã giảm xuống chỉ còn lần lượt khoảng 97% và 98%. Cho nên, cán bộ tín dụng cần có kếhoạch thẩm định tốt hơn để giảm thiệt hại cho ngân hàng nếu khách hàng không trả được nợvà bắt buộc phải thanh lý tài sản.