Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định TSĐB tại BIDV Quảng

Một phần của tài liệu Khóa luận thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 81 - 86)

Bình

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế: “Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Quảng Bình”của tác giả Nguyễn Thị Thúy Kiều và kết quả phỏng vấn với các cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm phụtrách công tác thẩm định tài sản đảm bảo của ngân hàng như sau:

Bảng 2.14 : Ý kiến của cán bộ quản lý khách hàng tại ngân hàng BIDV Quảng Bình về những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài sản đảm bảo

STT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đồng ý

A Chất lượng cán bộthẩm định tài sản đảm bảo

1 Cán bộthẩm định TSĐB có chuyên môn phù hợp 4.53 2 Cán bộthẩm định TSĐBcó kinh nghiệm lâu năm 4.33

3 Cán bộtín dụng có thái độnghiêm túc trong công tác

thẩm định TSĐB 3.93

4 Cán bộthẩm định TSĐB có trách nhiệm đối với kết quả

thẩm định TSĐB của mình 3.93

B Quy trình thẩm định TSĐB

1 Quy trình thẩm định được quy định thống nhất trong

toàn chi nhánh Ngân hàng 3.80

2 Quy trình thẩm định được xây dựng một cách khoa học,

hợp lý 3.93

3 Quy trình thẩm định chặt chẽ 3.87 4 Quy trình thẩm định tạo ra khả năng giám sát cao 3.93

C Phương pháp và phương tiện thẩm định TSĐB

1 Phương pháp thẩm định là tiên tiến, hiện đại và phù hợp

với xu thếphát triển 3.67

2 Phương pháp thẩm định được áp dụng mang lại hiệu quả

cao (độchính xác, tính chặt chẽ) 4.27

3 Phương tiện hỗtrợcông tác thẩm định là đầy đủ(máy

4 Phương tiện hỗtrợcông tác thẩm định là hiện đại 3.80

D Nguồn thông tin phục vụthẩm định TSĐB

1 Ngân hàng được cung cấp thông tinổn định, liên tục 3.80

2 Ngân hàng được cung cấp các thông tin có độchính xác

cao, đáng tin cậy 4.33

3 Ngân hàng có tích cực chủ động tìm kiếm và khai thác

nguồn thông tin thẩm định 3.60 4 Ngân hàng được cung cấp thông tin một cách đầy đủ 3.93

E Chỉtiêu thẩm định TSĐB

1 Các chỉtiêu thẩm định là đầy đủ (định tính, định lượng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rủi ro) 3.27

2 Các chỉtiêu thẩm định được sửdụng một cách hợp lý

(linh hoạt với đặc điểm của khoản vay) 3.20 3 Các chỉtiêu thẩm định được tính toán chính xác 3.53

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Theo điều tra, phỏng vấn 15 cán bộ quản lý khách hàng cá nhân thuộc Ngân hàng BIDV Chi nhánh Quảng Bình, có bốn nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định trong đó có 2 chỉ tiêu thuộc vào chất lượng cán bộ tín dụng; 1 chỉ tiêu thuộc phương pháp và phương tiện thẩm định TSĐB và 1 chỉ tiêu thuộc nguồn thông tin phục vụ thẩm định tài sản đảm bảo. Cả bốn nhân tố này đều đạt trên 4

điểm, là nguyên nhân chủyếu dẫn đến những tồn tại trong công tác thẩm định.

•Chất lượng cán bộthẩm định tài sản đảm bảo

Công tác thẩm định tài sản đảm bảo có được thực hiện tốt và an toàn hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ tín dụng. Tại BIDV-Chi nhánh Quảng Bình, cán bộ tín dụng tập trung chủ yếu bên mảng cho vay, có kiến thức về thẩm

định nhưng không sâu. Mà công tác thẩm định từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận hồ sơ,

thẩm định tài sản, quyết định mức cho vay đến hình thức bảo đảmđều do cán bộtín dụng làm, không có phòng thẩm định riêng cũng như không thông quá tổchức thẩm

định giá độc lập. Do đó những phân tích, nhận định của cán bộ tín dụng là mang tính chủquan. Chính vì thếxảyra sai sót là điều không thểtránh khỏi. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên nhìn chung còn khá trẻ, kiến thức thực tếhạn hẹp, chưa có kinh

nghiệm lâu năm. Mà công tác thẩm định giá là công tác khá phức tạp, đòi hỏi sự

hiểu biết về thị trường sâu rộng cũng như có tầm nhìn trong tương lai. Đối tượng

khách hàng đến với ngân hàng lại rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi cán bộphải có trìnhđộ chuyên môn cao. Vì vậy việc tìm kiếm và thu nhập thông tin còn hạn chế.

•Phương pháp và phương tiện thẩm định tài sản đảm bảo

Phương pháp thẩm định được áp dụng mang lại hiệu quả cao là yếu tố ảnh

hưởng tới công tác thẩm định tài sản đảm bảo. Khi có một phương pháp phù hợp với từng loại tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng sẽ tính chính xác hơn, kết quả xác thực hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Trên thực tế, cán bộthẩm định giá chủ yếu dựa vào giá trị tham khảo thị trường, không có sơ sở xác thực nào. Mà giá cả thị trường lại biến động nhanh chóng, chịu nhiều chi phối cho nên dễ gây tổn thất cho ngân hàng. Ngoài ra, cán bộtín dụng chỉ chú trọng phương pháp so sánh cho tất cảcác loại tài sản do dễsửdụng mà không đểý tới tính chất đặc thù của từng loại tài sản.

•Nguồn thông tin phục vụthẩm định tài sản đảm bảo

Nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định có từ rất nhiều nguồn, thường do khách hàng cung cấp, các thông tin trên báo đài, sách, Internet,… Do đó xảy ra hiện tượng thông tin bất cân xứng nhất là đối với các tổ chức kinh tế. Khách hàng

khi có ưu thếvềthông tin có thểcung cấp những thông không trung thực vềtài sản của mình cho ngân hàng, che giấu hành vi của mình bằng những thủ đoạn tinh vi nhằm trục lợi cho bản thân. Nếu ngân hàng thiếu thông tin và cho những khách hàng này vay vốn sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, cũng như đánh mất đi những khách hàng tốt.

•Những nguyên nhân khác

Một nguyên nhân khác đến từnền kinh tếvĩ mô. Nền kinh tếthị trường luôn luôn biến động làm cho giá trị của tài sản cũng thay đổi theo thời gian. Nhưng khi định giá tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng định giá tại thời điểm vay mà thời điểm trả nợ lại trong tương lai. Đặc biệt đối với các khoản vay trung dài hạn, thời gian càng dài thì sự thay đổi của tài sản càng lớn, gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó sự sửa đổi, thay thế, bổ sung của chính sách của Nhà nước, môi trường chính trị cũng ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng cũng như hoạt động của

ngân hàng. Đặt biệt, nó có tác động rất lớn đến giá trịcủa tài sản đảm bảo. Điều này

đòi hỏi ngân hàng phải có dự báo trong tương lai đểphòng ngừa rủi ro.

Đối với tài sản đảm bảo là hàng hóa, rất khó cân, đo đếm hết được số lượng hàng hóa. Việc bảo quản, kiểm tra hàng hóa cũng thường gặp nhiều khó khăn do phải tùy vào từng loại hàng hóa để có chế độ bảo quản riêng, giảm thiểu hao hụt cũng như khó có thểgiám sát chính xác.

Ngânhàng thường tham khảo theo khung giá Nhà nước. Trong khi đó khung

giá Nhà nước đưa ra có hiệu lực là 5 năm-điều này quá bất cập, mà giá trịtài sản lại

thay đổi theo từng ngày, từng giờ. Do đó định giá tài sản theo khung giá Nhà nước

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN

ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khóa luận thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 81 - 86)