Định giám ột số loại tài sản đảm bảo khác

Một phần của tài liệu Khóa luận thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 64 - 68)

STT Loại tài sản Cách thức định giá

1. Đối với sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ

có giá là các chứng khoán nợ do

Nhà nước, NHNN, chính quyền

địa phương cấp tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương, BIDV và

tổ chức tín dụng khác phát hành; giấy tờ có giá là trái phiếu do các tổ chức kinh tế Việt Nam phát

hành được tổ chức tín dụng hoặc

định chế tài chính khác có chức

năng theo quy định pháp luật bảo lãnh thanh toán

Việc định giá có thể theo phương pháp

chiết khấu. Để đơn giản trong trường hợp

dư nợ vay và lãi phát sinh trong thời gian vay vốn dự kiến thấp hơn mệnh giá thì có thể xác định giá trị là mệnh giá của giấy tờ

có giá, thẻ tiết kiệm đó. Đối với cho vay ngắn hạn, nếu giấy tờ có giá áp dụng hình thức trả lãi trước, thì giá trị định giá là mệnh giá trừphần lãi trả trước. Trường hợp các giấy tờ có giá được niêm yết trên thị trường chứng khoán thì tham khảo giá được niêm yết.

2.

Đối với giấy tờ có giá là các chứng khoán nợ đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán

Giá trị được xác định theo giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất với thời điểm định giá. nếu thời điểm định giá đã có giao dịch của ngày hôm đó thì lấy theo giá khớp lệnh gần nhất

3. Giấy tờ có giá là hối phiếu đòi nợvà hối phiếu nhận nợ

Căn cứvào mệnh giá trên hối phiếu để định giá.

4.

Đối với vận đơn Căn cứvào giá trị hàng hóa trên vận đơn để định giá.

5.

Đối với kim khí là vàng

Căn cứ vào giá mua vào theo công bố của Công ty vàng bạc đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các cửa hàng vàng, bạc, đá quý của các Công ty vàng bạc có uy tín như Công ty

SJC, Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Bảo Tín Minh Châu….để định giá.

Trường hợp cần giám định chất lượng vàng, BIDV thuê các công ty có chức năng thực hiện.

6. Đối với kim khí quý không phải là vàng

Thuê tổchức kiểm định độc lập để định giá.

7.

Cổ phiếu chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán

Định giá bằng giá trị cổ phiếu có thể thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được khi bán lại hoặc chuyển nhượng trên

cơ sở lợi tức (cổ tức), tình hình tài chính,

năng lực cạnh tranh, khả năng phát triển... của Công ty cổphần. Giá trị định giá không

được cao hơn giá trị nhỏ nhất của giá trị sổ

sách và mệnh giá của cổ phiếu (giá trị định giá tối đa bằng Min {bookvalue, mệnh giá}).

8.

Cổ phiếu đã niêm yết trên thị trường chứng khoán

Giá trị định giá của cổ phiếu không vượt quá 70% giá trung bình của hai mươi (20)

ngày giao dịch liên tiếp gần nhất với thời

điểm định giá (giá giao dịch trung bình của một ngày giao dịch được xác định bằng trung bình cộng của giá mởcửa và giá đóng

cửa của ngày giao dịch đó).

9.

Tiền thụ hưởng từ các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Giá trị định giá có thể tính đến mức cao nhất bằng tổng sốtiền bên bảo đảm sẽnhận được tại thời điểm nợ đến hạn (kể cả trường hợp

thanh toán trước hạn). Cần lưu ý khi định giá cần xác định số tiền phí hoặc các khoản bảo hiểm mà Bên bảo đảm đã đóng để xác định mức độ bảo hiểm khả năng nhận được vào thời điểm định giá.

10.

Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên

Giá trị tài sản được xác định theo phương

pháp thu nhập để chiết khấu dòng tiền về

thời điểm định giá trên cơ sở các chi phí hợp lý mà bên bảo đảm phải bỏ ra để có

quyền khai thác, quản lý khu mỏ(có giấy tờ

tài liệu chứng minh), trữ lượng của khu mỏ, khả năng khai thác của Bên bảo đảm, thời

gian được phép khai thác….

Nếu khu mỏ còn có các hạng mục đầu tư như nhà xưởng, thiết bị… thì định giá theo

hướng dẫn đối với bất động sản và tài sản

trên đất. 11.

Quyền đòi nợ phát sinh từ các hợp đồng dân sự, thươngmại

Việc định giá giá trị quyền đòi nợ dựa trên giá trị hợp đồng dân sự, thương mại và các chứng từ chứng minh việc thực hiện hợp

đồng (thông qua các hóa đơn GTGT, Biên

bản nghiệm thu, biên bản giao nhận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng…). Ngoài ra, cần đánh giá khả năng

thanh toán của bên có nghĩa vụ trong hợp

đồng dân sự, thương mại đó thông qua phân

tích tài chính và hoạt động kinh doanh đối với đơn vị đó (nếu được, nhất là đối với

trường hợp bên có nghĩa vụ cũng có quan

hệtín dụng với BIDV). 12.

Tài sản luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh

Có thể xác định giá trịtài sản bảo đảm tối đa

bằng giá trịnguồn vốn lưu động trong kỳcủa bên vay hoặc theo phương pháp tại Mục 13

dưới đây.

13.

Hàng hóa áp dụng theo lô, cho từng tài sản cụthể

Nếu là nguyên, vật liệu đầu vào thì việc xác

định giá trị tài sản tối đa bằng chi phí mà bên bảo đảm đã bỏ ra đểcó nguyên, vật liệu đó.

Nếu là thành phẩm của bên bảo đảm thì giá trịtài sản bảo đảm được xác định tối đa bằng giá thành sản phẩm (nên so sánh với giá cả

trên thị trường của thành phẩm). 14.

Quyền thuê tài sản

Việc định giá quyền thuê tài sản chủyếu dựa trên số tiền thuê mà bên bảo đảm đã thanh

toán trước cho bên cho thuê cho thời gian

15.

Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng trênđất và các tài sản khác

Định giá theo Phụ lục 05/GDBĐ, Phụ lục

06/GDBĐ.

Riêng đối với quyền sử dụng đất nằm trong vùng quy hoạch, giải tỏa, giá trị định giá

được xác định theo giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

16.

Đối với đất nông nghiệp

1. Đối với quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình mà có đầy đủ chứng từ chứng minh cụthểtài sản là:

-Đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở; đất vườn, ao trong cùng thửa

đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhàở dọc kênh mương và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dọc tuyến đường giao thông;

-Đất nông nghiệp trong địa giới hành chính

phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn,

khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới

khu dân cư.

2. Đối với các trường hợp đất nông nghiệp

khác, định giá theo phương pháp thu nhập hoặc định giá tối đa không vượt quá bảng

giá đất do Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phốtrực thuộc Trung ương quy định.

17.

Tài sản hình thành trong tương

lai

Giá trị tài sản bảo đảm là chi phí thực tế mà bên bảo đảm đã bỏ ra để hình thành tài sản

bảo đảm theo từng giai đoạn trong quá trình hình thành tài sản mà BIDV xác định là hợp

lý (phù hợp với báo cáo, các tài liệu, chứng

từ do bên bảo đảm cung cấp) tùy thuộc vào loại tài sản bảo đảm.

Giá trị tài sản bảo đảm theo dự toán của bên bảo đảm trên cơ sở xác định nguồn hình

thành tài sản đó là giá trị tạm xác định trong Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai đối với khách hàng.

Trường hợp tài sản bảo đảm là dự án hình

thành trong tương lai nhưng được hình thành theo từng cấu phần (dự án đầu tư Khu công

nghiệp) thì sau khi hoàn thành từng cấu

phần, BIDV phải định giá lại tài sản bảo đảm.

18. Đối với các TSBĐ khác Tham khảo phương pháp định giá quy định

và các phương pháp định giá khác (pháp luật có quy định) đểthực hiện định giá.

Một phần của tài liệu Khóa luận thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 64 - 68)