Dư nợ trong cho vay trung và dài hạn khách hàng cá nhân có tài sản đảm

Một phần của tài liệu Khóa luận thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 71 - 74)

Bảng 2.10:Dư nợ cho vay trung và dài hạn có TSĐB phân theo hình thức đảm bảo

đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016- 2018

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Tháng 9/2018 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng dư nợtrung dài hạn có TSĐB 668,211 100 759,692 100 905,309 100 1. Cầm cố 124,602 18.65 137,941 18.16 149,373 16.50 2. Thếchấp 295,135 44.17 321,989 42.38 382,716 42.27 3. Bảo lãnh 94,761 14.18 74,071 9.75 91,336 10.09 4. Tài sản hình thành từvốn vay 153,713 23.00 225,691 29.71 281,884 21.14 (Nguồn: BIDV Quảng Bình)

Cho vay bằng tài sản cầm cố là hình thức theo đó khách hàng vay giao tài

sản thuộc quyền sởhữu của mình cho ngân hàng cấp tín dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Cho vay bằng tài sản cầm cố chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ

cho vay trung dài hạn có tài sản đảm bảo khách hàng cá nhân. Năm 2016, cho vay

cầm cố đạt 124,602 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18.65%. Tuy giá trị cho vay cầm cố tăng đều qua các năm 2017 và 2018 nhưng tỷ trọng của nó ngày càng giảm. Từ 18.65% năm 2016 giảm xuống còn 18.16% năm 2016 và còn 16.50% tínhđến tháng

9 năm 2018. Tài sản cầm cố tại BIDV Quảng Bình chủ yếu là sổ tiết kiệm. Sổ tiết kiệm và giấy tờcó giá do chính BIDV hoặc Chính phủ, tổchức Nhà nước phát hành là những tài sản đảm bảo hầu như không có rủi ro. Mặt khác nó lại có độ thanh khoản lớn, ngân hàng có thể thu hồi vốn bất cứ khi nào nếu khách hàng không trả được nợ. Đối với loại giấy tờ có giá khác như cổ phiếu, phần góp vốn của công ty

thường không được khuyến khích nhận làm TSĐB vì độrủi ro cao. Bên cạnh đó, tài

sản là động sản bao gồm phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ,… cũng chiếm một tỷtrọng nhỏ. Do việc định giá máy móc, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng là rất khó khăn, đòi hỏi chi nhánh phải kiểm tra tình trạng

TSĐB thường xuyên đồng thời phải có khả nănggiám sát việc sử dụng TSĐB của khách hàng. Tài sản máy móc còn chịu sự tác động của hao mòn vô hình dẫn đến giá trị tài sản sụt giảm nhanh chóng. Ngoài ra, khi cho vay bằng tài sản cầm cố, ngân hàng chịu nhiều rủi ro do khó xác định tính sở hữu của tài sảnđảm bảo cũng như khó giám sát làm sụt giảm đi giá trịcủa tài sản đảm bảo.

Cho vay có đảm bảo bằng tài sản thế chấp là hình thức bảo đảm phổbiến và chiếm tỷtrọng lớn nhất tại BIDV Quảng Bình. Thế chấp tài sản là việc khách hàng dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng cấp tín dụng và không chuyển giao tài sản đó cho ngân hàng cấp tín dụng. Cũng giống như cầm cố, giá trị tài sản thế chấp có xu hướng tăng nhưng tỷ

trọng trong các hình thức đảm bảo lại giảm từ 44.17% năm 2016 còn 42.27% 9

thếchấp chủyếu tại BIDV Quảng Bình là nhàở, quyền sử dụng đất và xe ô tô. Khi nhận các bất động sản làm tài sản thế chấp, chi nhánh dễdàng trong việc định giá, giám sát trong và sau khi cho vay, không tốn kém nhiều chi phí liên quan đến việc quản lý tài sản. Đối với quyền sửdụng đất và nhà ở, cán bộtín dụng định giá bằng cách tham khảo khung giá nhà nước quy định, tham khảo giá trịthị trường hoặc phi thị trường sau đó so sánh và sử dụng các phương pháp định giá để cho ra kết quả

phù hợp nhất. Nhưng vẫn không thểtránh khỏi rủi ro khi cán bộthẩm định định giá

cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của nó, điều này xảy ra khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng tiến hành phát mại tài sản thì giá trị tài sản đảm bảo không đủ để bù đắp vốn mà ngân hàng đã cho khách hàng vay.

Cho vay bằng bảo lãnh chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ cho vay trung dài hạn có tài sản đảm bảo khách hàng cá nhân. Thực tế, bảo lãnh là hình thức vay tiền bằng tài sản của bên thứ ba-thường là người thân của khách hàng. Người này sẽ đứng ra cam kết trả nợ bằng tài sản của mình, ký hợp đồng bảo lãnh cho khách hàng vay vốn. Năm 2016, tỷtrọng này là 14.18% đạt 94,761 triệu đồng , đến

năm 2017 nó chỉ còn 9.75% đạt 75,071 triệu đồng (giảm 19,690 triệu đồng).Tuy

nhiên vào năm 2018, nó lạităng lên 91,336 triệu đồng, chiếm tỷtrọng 10.09%. Theo Nghị định 11/2012/NĐ-CP, tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay là tài sản hình thành trong tương lai, thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Mức độ rủi ro của hình thức đảm bảo này cao do tại thời điểm vay vốn thì tài sản này chưa hình thành. Hình thức này ngày càng được khách hàng ưa chuộng vì những ưu điểm của nó mang lại nên giá trị bảo đảm bằng hình thức này ngày càng tăng. Năm 2016, cho vay tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay đạt 153,713 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23,00%. Năm 2017, tăng lên 225,691 triệu đồng chiếm 29.71% và đạt ở mức 281,884 triệu đồng vào tháng 9 năm 2018, chiếm tỷtrọng là 21.14 %.Dù có TSĐB

trong nghiệp vụ cho vay, tuy nhiên vẫn xảy ra rủi ro cho ngân hàng. Vì tài sản này vẫn được khách hàng vay vốn sử dụng, ngân hàng không nắm bắt được tình hình thực tế. Đến thời hạn trả nợ, khách hàng không thực hiện đủ nghĩa vụ của mình,

ngân hàng hoàn toàn có thể phát mại TSĐB. Nhưng trên thực tế, tài sản này đã bị

khách hàng vay cầm cốtại những tổchức cho vay nặng lãi, xã hội đen, điều này gây

ra khó khăn cho ngân hàng. Ngân hàng phải nhờ tới các cơ quan chức năng vào

cuộc để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên cũng chỉ giải quyết được một phần, dẫn

đến tình trạng nợxấu.

Biểu đồ 2.4 : Dư nợ cho vay trung và dài hạn có TSĐB phân theo hình thức

Một phần của tài liệu Khóa luận thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)