5. Kết cấu khóa luận
1.1.4. Bình luận về các mô hình nghiên cứu liên quan
Mô hình nghiên cứu ADIA theo E.St.Elmo Lewis (Mỹ)
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu AIDA theo E.St.Elmo Lewis (Mỹ)
Theo mô hình nghiên cứu này, nội dung như sau:
- Tạo ra sự nhận thức (Atention): tập trung vào việc làm rõ các kênh truyền thông, nội dung gây ấn tượng, tần suất truyền thông,..
- Tạo ra sự hứng thú quan tâm (Interest): tập trung vào việc tạo ra sự tương thích giữanội dung truyền thông và đặc điểm cá nhân của các nhóm khách hàng mục tiêu.
-Thúc đẩy mong muốn (Desire): tập trung vào việc truyền tải các nhóm giá trị: bao gồm cảm nhận về kinh tế (giá trị chức năng, lợi ích tiền tệ) và cảm nhận xã hội (lợi ích quan hệ,các giá trị xã hội, giá trị tình cảm)
-Thúc đẩy hành động (Action): tập trung vào các nội dung về xúc tiến bán hàng, thông tin liên hệ, thông tin thúc đẩy hành động.
Mô hình nghiên cứu AIDMA của Roland Hall (Mỹ)
AIDMA là mô hình miêu tả về sự dịch chuyển tâm lý và hành vi của người tiêu dùng do Roland Hall (Mỹ) đưa ra từ những năm 20 của thế kỷ trước. Nội dung của mô hình này như sau:
Ý nghĩa của AIDMA là: Khách hàng chú ý sản phẩm, dịch vụ của bạn; họ quan tâm, có mong muốn đối với sản phẩm dịch vụ đó;ghi nhớ nó và hành động.
Mô hình nàyđã tồn tại được gần một trăm năm qua và hiện tại vẫn đang có nhiều doanh nghiệp đang áp dụng AIDMA trong hoạt động marketing. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin, người tiêu dùng dường như không còn dịch chuyển tâm lý và hành vi theo một chuỗi tuyến tính, có trình tự như AIDMA nữa. Đây là lúc người ta nói đến nhiều mô hình AISAS.
Mô hình hành vi tâm lý khách hàng AISAS
Mô hình AISAS là một mô hình hành vi tâm lý khách hàng khá phổ biến trong Online marketing. Ngoài ra được sử dụng khá thành công trong một số lĩnh vực. Đây là mô hình miêu tả sự dịch chuyển tâm lý và hành vi của người tiêu dùng do công ty quảng cáo cải tiến hàng đầu thế giới Dentsu đưa vào năm 2004 và đăng ký bản quyền vào năm 2005 tại Nhật Bản. Nội dung của mô hình này là:
Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu AISAS
Mấu chốt của mô hình AISAS nằm ở bước Search – Tìm kiếm. Thông tin trên internet là vô hạn, khách hàng không chỉ có kênh kênh quảng cáo hay website chính thức của công ty bạn để tìm hiểu về sản phẩm. Họ có thể vào các diễn đàn, xem ý kiến những người đã và đang sử dụng sản phẩm đó, họ cũng có thể truy cập vào website của đối thủ , hoặc hỏi ý kiến bạn bè trên mạng xã hội. Tóm lại khách hàng có rất nhiều nguồn tin, và không phải nguồn tin nào cũng có lợi cho doanh nghiệp bạn. Việc kiểm sát được các nguồn tin không có lợi đó cũng chẳng phải dễ dàng.
Điểm thú vị của mô hình AISAS nằm ở chỗ đây là mô hình phi tuyến tính, khách hàng có thể bỏ qua một bước nào đó. Ví dụ, khách hàng chú ý, quan tâm, tìm hiểu về sản phẩm, thấy hay nên chia sẻ mà không hành động.
Chia sẽ cũng là bước quan trọng của mô hình AISAS. Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng và chia sẽ thì đó là niềm vui của khách hàng cũng là niềm vui của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những chia sẻ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi đó là những phàn nàn của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Mà theo phản ứng tâm lý người thông thường, cái gì càng xấu, càng tệ càng lan nhanh. Thời đại công nghệ thông tin cũng góp công không nhỏ trong việc làm nhanh những điều tệ hại đó (Theo wordpress.com,2017).