Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh (Trang 37 - 39)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.4.2. Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ở Việt Nam

Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch phố cổ Hội An: Tạo hoạt động du lịch phụ trợ đi kèm với các sản phẩm du lịch chính: “Đêm phố cổ”, bán vé cho khách tham quan phố cổ vào ban đêm, tổ chức khu phố đêm, đêm rằm phố cổ, du lịch thưởng ngoạn nghềđánh bắt cá trên sông; Đặc biệt, khai thác tour du lịch mùa nước lũ, tăng thêm số ngày không có tiếng động cơ cũng như tổ chức tốt các sự kiện văn hóa - du lịch trên địa bàn. Chú trọng thực hiện xã hội hóa, giáo dục cộng đồng thông qua các chương trình có quy mô lớn như hoạt động giao lưu, lễ hội, triển lãm, xuất bản ấn phẩm, làm phim tài liệu, tham gia hội chợ,...

Thành lập Trung tâm bảo tồn di sản Văn hóa Hội An, làm tham mưu trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn, hợp tác quốc tế và phát huy giá trị của di sản. Thành lập Văn phòng tư vấn trùng tu di tích và thực hiện quản lý di sản văn hóa Hội An bằng chương trình phần mềm tin học. Đưa ra quy định về việc sửa chữa, nâng cấp, xây dựng trong khu phố cổ phải có giấy phép, đảm bảo nguyên tắc trùng tu di tích, thậm chí không được xây dựng khách sạn trong khu phố cổ, không được sơn vôi tường hay lát gạch men trên nền nhà, chiều cao mỗi nhà phải tuân thủ theo quy

định. Tất cả vì một mục đích “bảo tồn yếu tố gốc” cho tài nguyên (Nguyễn Thị Thống Nhất, 2016).

Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch cố đô Huế: Từ Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, tác giả thu thập được những kinh nghiệm quản lý và khai thác du lịch tại Cốđô Huế: Nhiều đơn vị, ban, ngành liên quan đến công việc quản lý và bảo vệ di sản, nhưng lại thiếu sự phối hợp và điều phối chung, cũng như chưa xác định được những ưu tiên về bảo tồn và phát triển mang tính chiến lược. Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa cơ quan, ban ngành quản lý liên quan; thiếu các công cụ và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc quản lý khu di sản. Các đơn vị, cá nhân có thuyền du lịch tham gia phục vụ hoạt động du lịch biểu diễn ca Huế trên sông Hương, kích thích sự tham quan tìm hiểu của du khách. Tuy nhiên, hoạt động này được du khách đánh giá là giá cả chưa phải chăng, thái độ phục vụ chưa tốt và chưa nhiệt tình. Ẩm thực Huế cũng là một sản phẩm văn hóa tạo ấn tượng tốt đối với du khách khi đến Huế với nét đặc trưng trong ẩm thực cung đình, ẩm thực đường phố hay sự kết hợp giữa ẩm thực với ca múa nhạc. Thực tế đáng buồn về vấn đề chèo kéo du khách của một bộ phận sốít người bán hàng rong, nhà vệ sinh không sạch sẽ hoặc thiếu nhà vệsinh cũng là một điểm trừ cho ngành du lịch của cốđô.

Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa Khmer tại tỉnh Sóc Trăng:

Các tuyến quốc lộ liên tỉnh đi qua địa bàn có hạ tầng khá tốt. Tỉnh Sóc Trăng chỉ cách sân bay Cần Thơ hơn 60 km. Hệ thống đường thủy tuyến Trần Đề - Côn Đảo vận hành khá tốt. Tuy nhiên, hiện ở Sóc Trăng chưa có khách sạn cao cấp, cơ sở vật chất nhiều nơi chưa tương xứng với du khách (Hoài Thu, 2017).

Lễ hội Ok-om-boc, Đua ghe ngo đã được nâng cấp thành lễ hội quốc gia, tổ chức 2 năm một lần. Sóc Trăng còn nghiên cứu tổ chức Lễ hội bánh Pía, lễ hội Bún nước lèo… để có những bước đột phá mới thu hút du khách. Các lễ hội trong tỉnh cũng sẽ được tổ chức lồng ghép với một số hoạt động thường xuyên để giới thiệu đến du khách những nét nghệ thuật kiến trúc, những hoạt động văn hóa, thể thao, ca múa nhạc truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer, dân tộc Hoa. Đó là kiến trúc đình, chùa, nghệ thuật sân khấu rôbăm, Dù kê, Múa trống sa dăm; lễ hội thả đèn nước, lễ cúng trăng, các làng nghề bánh pía, vẽ tranh trên kiếng, đan lát, dệt chiếu, cốm dẹp… Các ngành, địa phương tuyên truyền, vận động nâng cao nhận

thức của người dân, tạo điều kiện cho người dân tham gia mô hình du lịch cộng đồng, chủ yếu là mô hình homestay. Một số xã cù lao, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc Khmer, dân tộc Hoa trong tỉnh là những điểm đến được đầu tư xây dựng mô hình du lịch này. Thế mạnh chính của ngành du lịch Sóc Trăng nói chung và du lịch văn hóa Khmer nói riêng đó là tài nguyên văn hóa đặc thù, sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và vị trí ở giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trúc Giang, 2015).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)