Mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đến khả năng phát

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh (Trang 70 - 71)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.1.3. Mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đến khả năng phát

năng phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh

Yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất quyết định sự phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh là chính sách kêu gọi đầu tư kinh doanh du lịch của Nhà nước và của địa phương Trà Vinh, cũng như phát huy tốt vai trò của Trung tâm xúc tiến du lịch địa phương. Với mục tiêu xây dựng du lịch theo hướng “xã hội hóa” du lịch Trà Vinh vẫn đang cần nhiều nguồn lực tài chính, đầu tư, xây dựng ý tưởng kinh doanh từ các đơn vị tư nhân.

Hệ thống và phương tiện giao thông từ trung tâm đến điểm du lịch và từ tỉnh đến các địa phương khác. Và, hệ thống và phương tiện giao thông từ Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ đến Trà Vinh, là yếu tố quan trọng thứ hai. Khách du lịch đến từ các địa phương khác sẽ có nhu cầu chi tiêu du lịch nhiều hơn khách trong tỉnh và khách đến từ các tỉnh lân cận. Khoảng cách, chất lượng đường đi, thời gian di chuyển ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài lòng của du khách đối với các sản phẩm du lịch; điều này cũng hạn chế phần nào khả năng quay lại của du khách.

Điểm du lịch và dịch vụ du lịch còn riêng lẻ, thiếu tính liên kết. Thật vậy, từ thực tế khảo sát của tác giả, các điểm du lịch thường tự phát hoặc do du khách tự khám phá nên các đơn vị làm du lịch vẫn chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm du lịch. Các điểm tham quan tự đón khách, chưa có sự hợp tác giữa các điểm tham quan với nhau, vô tình dẫn đến tâm lý cạnh tranh mặc dù các điểm có sự khác nhau về tính chất và đối tượng tài nguyên. Hệ quả là khách thấy nhàm chán do các điểm tài nguyên bị rời rạc, khách thiếu thông tin về các điểm tham quan khiến họ rút ngắn thời gian du lịch, hoặc tạo cho du khách ấn tượng chưa tốt về tính phối hợp của các đơn vị làm du lịch ở địa phương, tính chuyên nghiệp không cao. Ngoài ra, mối liên kết giữa dịch vụ với các công ty lữ hành cũng còn nhiều hạn chế do chưa thống nhất về lợi ích hợp tác giữa đôi bên.

Vấn đề quảng bá và marketing sản phẩm du lịch văn hóa Khmer Trà Vinh thông qua những thông tin về người Khmer, nét đẹp dân tộc cũng như các điểm đến

còn nhiều hạn chế. Mặc khác, các dịch vụ hỗ trợ khách du lịch như bản đồ, sách và các tạp chí thông tin du lịch còn thiếu và lạc hậu. Hay, hệ thống thông tin liên lạc và hỗ trợ đường đi còn thiếu, như: không có bảng chỉ dẫn, người dân không biết điểm du lịch nên không thể chỉ đường cho du khách, khó định vị điểm đến bằng hệ thống mạng. Việc này gây khó khăn cho đối với khách tự túc, làm hạn chế hình ảnh thân thiện, cởi mở của người dân địa phương với khách tham quan.

Yếu tố thứ năm là nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch. Tại điểm tham quan không có thuyết minh viên (chùa Khmer, làng nghề,…); trình độ văn hóa và kiến thức du lịch của người dân Khmer còn yếu. Tài nguyên du lịch văn hóa Khmer còn đang ở dạng tiềm năng của giai đoạn khai thác, vì vậy du khách đến tham quan chủ yếu theo hình thức tự phục vụ, tự tìm hiểu là chính. Điều này, làm cho du khách không được thỏa mãn mục đích du lịch và người dân bản địa cũng không được hưởng lợi từ du lịch, gián tiếp gây lãng phí nguồn lao động sẵn có tại địa phương.

Yếu tố vị trí địa lý của các tài nguyên, vị trí của tỉnh Trà Vinh so với Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ cũng gây cản trở không nhỏ đến sự thu hút khách du lịch đến với Trà Vinh. Cuối cùng là số ít khách nước ngoài gặp trở ngại về vấn đề tôn giáo, dân tộc nên Nhà nước ta có một số quy định đặc biệt dành cho đối tượng này. Việc này làm hạn chế số lượng khách nước ngoài đến tham quan và lưu trú lại Trà Vinh, đặc biệt là sinh hoạt tại nhà của người Khmer (homestay).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)